Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

BÀI TẬP LKT- Tổng hợp

BÀI TẬP LUẬT KINH TẾ -  DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Bài 1: Ông A đứng ra thành lập DNTN " Hải Âu" KD ở lĩnh vực điện tử với số vốn đầu tư ban đầu là 300 triệu đồng. Ông A có người bạn thân là B rất am hiểu lĩnh vực KD này nên A đã mời B đến làm việc và giao cho chức vụ giám đốc thay A điều hành DN. Sau 1 time KD, DNTN "Hải Âu" bị thua lổ phát sinh số nợ 500 triệu đồng.
a/ Trách nhiệm về việc thanh toán các khoản nợ của DNTN thuộc về ai ? Vì sao ?
b/ Trường hơp B làm trái với sự phân công của A thì trách nhiệm thanh toán thuộc về ai ? Biết rằng, ngoài vốn KD ra thì A còn có tài sản trị giá 150 triệu đồng, B có tài sản trị giá 50 triệu đ.
Trả lời:
a/ A phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN. Vì A là chủ DNTN và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. (theo Điều 99 của Luật DN – 12/6/1999).
b/ + Trường hợp B làm trái với sự phân công của A thì A vẩn phải chịu trách nhiệm thanh toán với chủ nợ. (Vì theo quy định tại K2, Đ101 - luật DN năm 1999 thì chủ DNTN có thể trực tiếp hay gián tiếp quản lý, điều hành hoạt động KD của DN nhưng vẩn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động KD của DN).
+ B chịu trách nhiệm về việc làm của mình do trái với sự phân công của A (việc này được giải quyết dựa theo hợp đồng LĐ đã được ký kết giữa A với B Þ Tòa dân sự).
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài 2:  Ông A kết hôn với bà B có 1 người con trai là C 18 tuổi. Hai ông, bà có số tài sản chung trị giá 400 tr đ. Sau đó A đã bàn với B thành lập DNTN "Thiên An" Kh lĩnh vực VLXD với vốn đầu tư ban đầu là 350 tr đ. Tháng 10/2002 ông A bị tai nạn giao thông và chết không để lại di chúc. Vậy bà B có đương nhiên trở thành chủ DNTN không ? Vì sao ?
Trả lời:
Tài sản chung của hai vợ chồng          : 400 tr
Tài sản trong KD                                : 350 tr
Bà B không thể đương nhiên trở thành chủ DNTN được. Vì khi ông A chết (không có để lại di chúc) thì:
- Tài sản chung được chia thành 2 phần:
A: 200 tr
B: 200 tr
- Do A chết không để lại di chúc nên theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 679 của BLDS – 28/10/1995 thì tài sản của A sẽ được chia cho hàng thưa kế thứ I gồm B và C.
A: 200 tr (B: 100 tr , C: 100 tr)
Þ Số tài sản của B: 200 + 100 = 300 tr
     Số tài sản của C:                  = 100 tr
Vì vốn trong KD của DNTN "Thiên An" là: 350 tr nên:
+ Nếu B thỏa thuận với C: B mượn C: 50 tr đ hoặc B vay của ngân hàng: 50 tr đ  Þ B đăng ký việc thay đổi tên chủ sở hữu DN với cơ quan ĐKKD, DNTN "Thiên An" vẩn giữ nguyên. Khi đó B sẽ đương nhiên làm chủ DNTN "Thiên An" (Do tài sản của B trị giá : 350 tr đ)
+ B thông báo giải thể DNTN "Thiên An" (do B có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng khi chồng chết theo quy định tại K2, Đ31 - Luật HN & GĐ – 9/6/2000). Sau đó B với C góp vốn lại thành lập Cty TNHH 2 thành viên (nếu C muốn KD). Do vốn góp của B là 300 tr; C: 50 tr nên B có thể làm chủ tịch HĐTV và có thể kiêm giám đốc Cty hoặc bộ nhiệm C làm giám đốc Cty./
Bài 3:  Ông A và bà B kết hôn vào năm 1986, trước khi kết hôn bà B được hưởng thứa kế của ông chú để lại trong di chúc là 100 tr đ, số tiền này bà B gởi vào ngân hàng. Trong quá trình sống chung, A và B đã tạo dựng được tài sản chung trị giá là 300 tr đồng. Tháng 5/2002 ông A đã bàn với bà B thành lập DNTN do A đứng tên KD lĩnh vực điện tử với số vốn đầu tu7 ban đầu là 200 tr đ. Sai 1 time họat động KD, DN của A bị thua lỗ và nợ với số tiền là 400 tr đ. Bằng kiến thức và lý luận thực tiển. Anh (chị) cho biết:
a/ Trách nhiệm của ông A phải chịu như thế nào về các khoản nợ của DN ? Vì sao?
b/ Trong trường hợp bà B không chịu bán tài sản chung để thanh toán nợ thì giải quyết về mặt pháp lý như thế nào?
c/ Hướng xử lý cụ thể sự việc trên ?
Trả lời:
Tài sản riêng của bà B (trước khi kết hôn)      : 100 tr
Tài sản chung của hai vợ chồng                      : 300 tr
Tài sản trong KD                                            : 200 tr
a/ Ông A phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN. Vì A là chủ DNTN và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. (theo Điều 99 của Luật DN – 12/6/1999).
b/ Trong trường hợp bà B không chịu bán tài sản chung để thanh toán nợ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế. Vì khi thành lập DNTN ông A và bà B đã có sự bàn bạc trước với nhau nên tất cả tài sản trong và ngoài KD đều phải lấy để thanh toán nợ (Theo K3, Đ28 - Luật HN & GĐ – 9/6/2000 qui định: "Việc dùng tài sản chung để đầu tư KD phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận,.... ". Tuy nhiên, không được lấy tài sản riêng của bà B là 100 tr đồng để trả nợ (vì theo qui định tại K1, Đ32 - Luật HN & GĐ – 9/6/2000: "Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn".
c/ Tài sản chung của hai vợ chồng      : 300 tr
    Tài sản trong KD                            : 200 tr
    Tài sản chung ngoài KD                 : 300 tr – 200 tr = 100 tr
    Þ S tài sản : 300 tr < S nợ: 400 tr
Nếu DNTN của ông A bị thua lỗ kéo dài, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết  Þ DNTN của Ông A lâm vào tình trạng phá sản (theo luật Phá sản DN – 30/12/1993).
Vì vậy, ông A hoặc chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đ/v DN của ông A và gởi đến Tòa án ND cấp tỉnh nơi DNTN của A đăng ký KD. Tòa án tiến hành thủ tục phá sản đ/v DNTN của ông A và ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản  đ/v DNTN của A.
Do tài sản của ông A chỉ có 300 tr đ không đủ để thanh toán khoản nợ 400 tr đ nên mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng với tổng số tiền trả nợ là 300 tr đ, còn lại khoản nợ chưa trả hết là 100 trđ ông A vẩn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ. (vì ông A là chủ DNTN nên phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
a/ 1 cá nhân (người nước ngoài) Þ DN 100% vốn đầu tư nước ngoài (có pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản của DN, điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Đầu tư nước ngoài tại VN – 9/6/2000).
b/ 1 cá nhân (người VN) Þ DNTN (o có pháp nhân, vô hạn, bằng all tài sản của chủ DN, Luật DN -12/6/99.
c/ 2 cá nhân Þ Cty TNHH 2 thành viên, Cty Hợp danh.
d/ 1 tổ chức Þ Cty TNHH 1 thành viên, DNNN.
e/ 2 tổ chức Þ Cty TNHH 2 thành viên.
f/ 3 tổ chức Þ Cty cổ phần, Cty TNHH có 2 thành viên trở lên.
g/ 15 (cá nhân or tổ chức) Þ Cty cổ phần, Cty TNHH có 2 thành viên trở lên.
h/ 50 (cá nhân or tổ chức) Þ Cty cổ phần, Cty TNHH có 2 thành viên trở lên.
i/  51 (cá nhân or tổ chức) Þ Cty cổ phần.
BÀI TẬP LUẬT KINH TẾ -  TỔNG HỢP
Bài 1: Hãy xác định các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào là Doanh nghiệp NN (DNNN), Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty cổ phần (Cty CP), Cty TNHH 1 thành viên, Cty TNHH có 2 thành viên, Cty Hợp danh theo luật Doanh nghiệp.
1/ Là loại hình trung gian giữa Cty đối nhân và Cty đối vốn.
® Cty TNHH 1 thành viên.
2/ Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau.
® Cty TNHH 2 thành viên.
3/ Không có tư cách pháp nhân.
® DNTN, Cty Hợp danh.
4/ Chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.
® DNTN, Cty CP, Cty TNHH 1 thành viên, Cty TNHH có 2 thành viên , CtyHợp danh.
5/ Được phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh.
® Cty CP, Cty TNHH 1 thành viên, Cty TNHH có 2 thành viên (trái phiếu).
6/ Quản lý, điều hành DN phải có Ban kiểm soát.
® Cty CP ( ³ 12 cổ đông), Cty TNHH  (có từ 12 thành viên đến 50 thành viên).
7/ Là chủ thể kinh doanh độc lập trên thương trường.
® Tất cả các loại hình doanh nghiệp trên.
8/ Do 1 chủ sở hữu thành lập.
® DNNN, DNTN, Cty TNHH 1 thành viên.
9/ Chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
® DNTN (chủ DN), Cty Hợp danh (thành viên hợp danh).
10/ Chủ doanh nghiệp là 1 tổ chức.
® DNNN, Cty TNHH 1 thành viên.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 2: Hãy xác định các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào thuộc về Giải thể hoặc Phá sản.
1/ Hoạt động kinh doanh thua lổ kéo dài.
® Giải thể, Phá sản.
2/ Nợ lương lao động 3 tháng liên tiếp.
® Phá sản.
3/ Áp dụng thủ tục hành chính.
® Giải thể.
4/ Có đơn gởi Tòa kinh tế.
® Phá sản.
5/ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế quyền tự do kinh doanh trong thời hạn từ 1 – 3 năm.
® Phá sản.
6/ Bị xóa tên trong mọi trường hợp.
® Giải thể.
7/ Được tham gia hoạt động kinh doanh lại ngay.
® Giải thể, (Phá sản).
8/ Vì nhiều nguyên nhân.
® Giải thể.
9/ Thủ tục tố tụng có sự cưỡng chế về tài sản.
® Phá sản.
10/ Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
® Giải thể, Phá sản.
BÀI TẬP LUẬT KINH TẾ - CÔNG TY HỢP DANH
Cty Hợp danh Phúc, Lộc, Thọ có 3 thành viên hợp danh góp vốn thành lập. Trong đó Phúc góp 50% vốn, Lộc góp 40% vốn và Thọ góp 10% vốn. Sau 1 time hoạt động, Phúc đã đề nghị chuyển phần vốn gópcho em trai là Hậu. Đồng thời Phúc yêu cầu Cty phải đổi tên khác không được lấy tên mình ghép vào tên Cty. Việc đề nghị chuyễn nhượng vốn của Phúc được Lộc chấp thuận nhưng Thọ không đồng ý. Việc yêu cầu đổi tên Cty không được các thành viên chấp thuận, vì theo Lộc và Thọ uy tín của Cty đã gắn liền với tên "Phúc Lộc Thọ". Dựa vào các quy định của pháp luật. Anh (chị) hãy cho biết:
1/ Hậu có thể trở thành thành viên của Cty khi có sự đồng ý của Lộc không?(Phúc và Lộc chiếm 90 % VĐL) ? Vì sao?
2/ Việc đề nghị Cty đổi tên của Phúc có đúng với quy định của Pháp luật không?
Trả lời:
Cty Hợp danh:                        Phúc: 50% VĐL
                                    Lộc:  40%  VĐL
                                    Thọ:  10%  VĐL
1/ Hậu không thể trở thành thành viên của Cty HD khi có sự đồng ý của Lộc nhưng không có sự đồng ý của Thọ (mặc dù Phúc và Lộc chiếm 90% VĐL).
Vì các thành viên HD có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý Cty (theo K2, Đ97 - luật DN – 12/6/99); đồng thời khi biểu quyết mỗi thành viên HD chỉ có 1 phiếu (Theo K1, Đ29 – NĐ số: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP.
Do đó, Hậu chỉ được tiếp nhận làm thành viên của Cty HD khi phải được tất cả thành viên HD của Cty biểu quyết chấp thuận đồng ý (Theo điểm b, K2, Đ29 – NĐ:03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP), nhưng trong trường hợp này chỉ có Phúc và Lộc chấp thuận, Thọ không chấp thuận.
2/ Việc đề nghị Cty đổi tên của Phúc là đúng với quy định của pháp luật mặc dù các thành viên HD còn của Cty là Lộc và Thọ không chấp thuận (theo K2, Đ32 - NĐ số: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP) nhưng phải với điều kiện là Phúc rút ra khỏi Cty.
Tuy nhiên, do Phúc là thành viên HD nên Phúc chỉ được quyền rút khỏi Cty HD nếu được đa số thành viên HD còn lại đồng ý. (theo K1, Đ32 - NĐ số: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP).
Nhưng ở đây chỉ có Lộc đồng ý, Thọ không đồng ý Þ Phúc không được quyền rút khỏi Cty Þ Phúc không có quyền yêu cầu Cty HD đổi tên.
(Lưu ý: Do Đề bài chỉ nói Phúc đề nghị chuyển nhượng vốn góp của mình cho em trai là Hậu được Lộc đồng ý, Thọ không đồng ý. Đề bài không có nói đến việc Phúc xin rút khỏi Cty có được Lộc và Thọ đồng ý hay không?).
BÀI TẬP LUẬT KINH TẾ - CÔNG TY TNHH 1 thành viên
Bài 1:  Ông A là 1 cá nhân muốn đứng ra thành lập Cty TNHH 1 thành viên để hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn nhằm giảm bớt rủi ro KD. Theo qui định của Pháp luật có được không ? Vì sao?
Trả lời:
A không được quyền thành lập Cty TNHH 1 thành viên vì A là 1 cá nhân; đồng thời theo quy định tại K1, Đ46 - luật DN – 12/6/99: "Cty TNHH 1 thành viên là DN do 1 tổ chức làm chủ sở hữu", và theo Đ14 - NĐ số: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP qui định: "Tổ chức là chủ sở hữu Cty TNHH 1 thành viên qui định tại điều Điều  46 của luật DN phải là pháp nhân" (bao gồm 17 tổ chức).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 2:  DNNN A thành lập Cty TNHH 1 thành viên B. Sau đó, Cty TNHH 1 thành viên B không muốn lập chi nhánh mà muốn thành lập tiếp Cty TNHH 1 thành viên C. Theo Anh (chị) có được không ? Vì sao?
Trả lời:

        DNNN                            Cty TNHH 1 TV                       Cty TNHH 1 TV
A                ®              B                ®               C               
Þ Được phép thành lập ( theo qui định tại K10, K13, Đ14 của NĐ số: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 3:  Ông A và bà B là 2 vợ chồng đứng ra thành lập Cty TNHH 2 thành viên "An Bình". Trong đó, ông A góp 200 trđ, bà B góp 100 trđ. Sau 1 time hoạt động KD, ông A và bà B muốn thành lập thêm Cty TNHH 1 thành viên. Theo quy định của PL có được không ? Vì sao?
Trả lời:
Cty TNHH "An Bình": A-B, VĐL: 300 trđ (A: 200 trđ, B: 100 trđ).
ông A và bà B không được phép thành lập thêm Cty TNHH 1 thành viên. Vì A và B chỉ là cá nhân (nhân danh cá nhân) – theo quy định tại K1, Đ46 - luật DN – 12/6/99: "Cty TNHH 1 thành viên là DN do 1 tổ chức làm chủ sở hữu", và theo Đ14 - NĐ số: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP qui định: "Tổ chức là chủ sở hữu Cty TNHH 1 thành viên qui định tại điều Điều  46 của luật DN phải là pháp nhân" (bao gồm 17 tổ chức).
(Lưu ý: Nếu đế bài sửa lại: " Cty TNHH "An Bình" đứng ra thành lập thêm Cty TNHH 1 thành viên thì được phép. Vì Cty TNHH "An Bình" là Cty TNHH 2 thành viên nên có tư cách pháp nhân, nhân danh Cty (chứ không phải cá nhân) – theo K13, Đ14 của  NĐ số: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP".
BÀI TẬP LUẬT KINH TẾ  -  CÔNG TY TNHH 2 thành viên
Bài 1:  Cty TNHH "Ánh Sao" có VĐL là 1 tỷ đồng, do 3 sáng lập viên là: A góp 70% VĐL, B góp 20% VĐL, C góp 10% VĐL. Sau đó, ông A được bầu vào HĐND Tỉnh và được cử làm giám đốc Sở Thương mại. ông A muốn chuyển nhượng phần góp của mình cho em trai là H nhưng B và C không chịu. B và C yêu cầu A chuyển nhượng vốn góp cho mình theo tỉ lệ là B: 50%, C: 50%. A không đồng ý vì theo A ông góp nhiều vốn nên có quyền quyết định những vấn đế quan trong của Cty. B và C kiện tới cơ quan có thẩm quyền. Hãy cho biết:
a/ Ai đúng ? Ai sai ? Vì sao ?
b/ Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên ?
c/ Hướng giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Cty TNHH "Ánh Sao" - VĐL: 300 trđ. Trong đó:     A: 70% VĐL =  700 trđ
B: 20% VĐL =  200 trđ
                                                                                    C: 10% VĐL =  100 trđ
a/ Cả hai bên đều sai. Vì
+ A sai. Vì A không chào bán phần vốn góp của mình theo qui định PL (K1, Đ32 - luật DN – 12/6/99) mà chuyển nhượng cho H (người ngoài Cty).
+ B và C cũng sai. Vì B, Cđã yêu cầu A chuyển nhượng phần vốn góp của A cho B, C với tỉ lệ tương ứng là  50%, 50%. Theo quy định tại K1, Đ32 - Luật DN thì A chuyển nhượng cho B, C theo tỉ lệ tương ứng với phần vốn góp là: B: 20%, C: 10%.
b/ Toà Kinh tế thuộc Tòa án ND cấp Tỉnh nơi Cty TNHH "Ánh Sao" đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết. Vì đây là tranh chấp v/v chuyển nhượng vốn góp vào Cty giữa các thành viên của Cty TNHH với nhau.
c/ Cách giải quyết:
A = 700 trđ ® B: 20% , C: 10% Þ 700 trđ : 3 = 233,33 tr.
Khi đó:  B: 233,33 tr  x  2  = 466,67 tr.
              C: 233,33 tr  x  1  = 233.33 tr.
Như vậy:
+ Nếu B không mua hết thì B có quyền chuyển nhượng  một phần cho C.
+ Nếu C không mua thêm thì B có quyền chuyển nhượng phần đó cho H.
(Theo quy định tại K2, Đ32 - luật DN – 12/6/99)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 2:  Ông A và bà B kết hôn vào năm 1990. Trong quá trình sống chung, A và B đã tạo dựng được khối tài sản chung trị giá là 600 tr đồng. Tháng 5/2001 ông A và bà B muốn đứng tên 2 người KD lĩnh vực điện tử tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa vào các quy định của pháp luật, Anh (chị) cho biết:
a/ Ông A và bà B có được thành lập DN không ? Đó là loại hình DN nào ?.
b/ Với tư cách là người tư vấn pháp luật. Hãy hướng dẩn thủ tục và điều kiện thành lậpDN  cho ông A và bà B.
Trả lời:
a/ Ông A và bà B được quyền thành lập DN (theo qui định tại Điều 9 của Luật DN – 12/6/99; và  Điều 8 của NĐ số: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP.
Loại hình DN: Cty TNHH 2 thành viên ( K1, Đ26 - Luật DN).
Tuy nhiên trước khi thành lập DN, ông A và bà B phải lập thành văn bản v/v chia tài sản chung (theo K1, Đ29 - Luật HN & GĐ – 9/6/2000). Sau khi phân chia tài sản ông A với bà B mới góp vốn thành lập Cty TNHH 2 thành viên  - kinh doanh lĩnh vực điện tử.
b/ Thủ tục và điều kiện thành lập Cty TNHH 2 thành viên – KD lĩnh vực điện tử:
+ Ông A và bà B phải lập hồ sơ đăng ký kinh doanh (ĐKKD) theo qui định tại Điều 12 của NĐ số: 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 của CP, và nộp hồ sơ này tại phòng ĐKKD cấp Tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế) nơi DN đóng trụ sở chính để được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD (theo Đ12 - Luật DN).
+ Hồ sơ ĐKKD (Đ13 - Luật DN) gồm có:
- Đơn ĐKKD (Đ14 - luật DN)
- Điều lệ Cty (Đ15 - Luật DN)
- Danh sách thành viên ((Đ16 - Luật DN)
+ Điều kiện cấp Giấy chứng nhận ĐKKD (theo quy định tại Đ17 - Luật DN).
Sau khi cấp giấy chứng nhận ĐKKD, Cty TNHH của ông A và bà B mới có quyền hoạt động kinh doanh lĩnh vực điện tử tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét