Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

KT thuong mai 1


LUẬT KINH TẾ 1 – LÝ THUYẾT

1/ So sánh Giải thể Doanh nghiệp với Phá sản Doanh nghiệp.
* Khái niệm:
+ Giải thể DN: là việc làm chấm dứt sự tồn tại của DN về mặt pháp lý và trên thực tế. Khi thấy sự hoạt động không còn cần thiết, tự giải thể.
+ Phá sản DN: DN bị phá sản là DN lâm vào tình trạng gặp khó khăn, bị thua lổ kéo dài trong hoạt động KD, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết.
* Giống nhau:
Giải thể DN và Phá sản DN có điểm cơ bản giống nhau là cùng dẩn đến 1 hậu quả pháp lý là 1 DN chấm dứt hoạt đông, trả nợ cho các chủ nợ, trả lương và trợ cấp cho người lao động, ...
* Khác nhau:

GIẢI THỂ
PHÁ SẢN
+ Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân
- Hết thời hạn hoạt động ghi trên giấy chứng nhận ĐKKD mà không gia hạn.
- Hoàn thành mục tiêu hay tiếp tục hoạt đông là bất lợi....
+ Thù tục: Do DN chủ đông giải thể, UBND cấp tỉnh chỉ đồng ý cho phép khi DN bảo đảm việc thanh toán nợ nần, thủ tục giải thể là thủ tục hành chính (cơ quan cấp giấy phép ĐKKD ra QĐ giải thể).
+ Hậu quả pháp lý:
- Có thể thua lổ kéo dài nhưng vẩn có khả năng thanh toán các khoản nợ.

- Chấm dứt sự tồn tại của DN trên thực tế và pháp lý.



+ N2 không có chế tài đ/v người quản lý DN. Chủ DN bị giải thể có thể tiếp tục thành lập và quản lý 1 DN mới.
+ Chỉ có 1 nguyên nhân duy I:
- Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.



+ Bao giờ cũng là thủ tục tư pháp với sự tham gia của Tòa án.




- Thua lổ kéo dài, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết.
- Chấm dứt sự tồn tại của DN trên pháp lý và thực tế; nhưng đôi khi có một số trường hợp vẩn còn tồn tại, vì có thể 1 chủ nợ mua lại toàn bộ DN và tiếp tục SX. Trường hợp này chỉ là thay đổi chủ sở hữu DN mà thôi.
+ Bị chế tài đ/v người quản lý DN. Chủ DN bị phá sản không được quyền thành lập, không được quyền làm người quản lý DN khác trong thời hạn từ 1 – 3 năm kể từ ngày DN bị tuyên bố phá sản.



















2/ So sánh cổ phiếu với trái phiếu
* Khái niệm:
+ Cổ phiếu: là 1 loại chứng khoán được xác định dưới dạng văn bản (chứng chỉ do Cty cổ phần phát hành) hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc 1 số cổ phần của Cty.
+ Trái phiếu: là 1 loại chứng khoán phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả vốn gốc và lãi) của Cty phát hành trái phiếu với người sở hữu trái phiếu.
* Giống nhau:
+ Đều được gọi là chứng khoán.
+ Đều có 2 loại: Ghi tên và không ghi tên.
+ Trong nội dung của cổ phiếu và trái phiếu đều có ghi:
- Tên, trụ sở chính của Cty phát hành.
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
- Ngày phát hành.
- Tên của người sở hữu (cổ đông)
* Khác nhau:

CỔ PHIẾU
TRÁI PHIẾU
1/ Về tư cách người sở hữu: 
 - Người sở hữu cố phiếu là cổ đông, thành viên của Cty, và được sở hữu 1 phần lợi nhuận của Cty dưới hình thức lãi cổ phiếu.
- Cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.
2/ Về vấn đề hưởng lợi nhuận:
- Cổ phiếu có độ rủi ro cao.
- Cổ tức thay đổi tùy thuộc vào khả năng SXKD của Cty. Khi Cty làm ăn có lãi mới được chia lợi tức, khi Cty làm ăn thua lỗ thì không được chi trả cổ tức.
3/ Về vấn đề trách nhiệm:
- Người SH cổ phiếu chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Cty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào Cty.
- Khi Cty bị giải thể hay phá sản thì cổ đông chỉ được trả lại phần vốn góp sau khi đã thanh toán hết mọi nghĩa vụ, mọi khoản nợ của Cty.
4/ Việc tham gia vào các hoạt động của Cty:
- Người có cổ phiếu có quyền tham gia vào Đại hội đồng cổ đông của Cty, vào các cơ quan quản lý điều hành của Cty.

- Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của Cty vì trái phiếu là 1 loại giấy ghi nhận nợ.

- Trái phiếu còn được gọi là chứng khoán nợ.

- Độ rủi ro thấp hơn.
- Lợi tức thường không thay đổi, không phụ thuộc vào việc SXKD của Cty có lãi hay không có lãi.



- Người SH trái phiếu không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Cty.

- Khi Cty bị giải thể hay phá sản thì chủ sở hữu trái phiếu được ưu tiên thanh toán gốc và lãi trái phiếu trước chủ SH cổ phần.

- Người có trái phiếu không có quyền tham gia vào các cơ quan quản lý của Cty, không được quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt đông của Cty.


3/ So sánh DN tư nhân với Cty TNHH 1 thành viên.
* Khái niệm:
+ DNTN: là DN do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt đông của DN.
+ Cty TNHH 1 thành viên: là DN do 1 tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ SH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn điều lệ của DN.
* Giống nhau:
+ Đều là chủ thể cơ bản thường xuyên tham gia các quan hệ KT trên thị trường.
+ Được điều chỉnh bởi nguồn chủ yếu đó là luật DN - 12/6/1999.
+ Do 1 chủ sở hữu thành lập.
+ Quyền thành lập và quản lý DN (qui định tại Điều 9 luật DN)
* Khác nhau:

DNTN
Cty TNHH 1 thành viên
+Về đối tượng thành lập:  Cá nhân
 +Về trách nhiệm tài sản: Chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ (bằng toàn bộ tài sản đ/v mọi hoạt động của DN).
+Về tư cách pháp nhân:  Không có tư cách pháp nhân.
+Về phát hành chứng khoán:   Không được phép.
+Về cơ cấu tổ chức,  quản lý:  Pháp luật không bắt buộc theo 1 mô hình nào cụ thể mà do chủ DN tự quyết định.




+Về điều lệ DN:  Không bắt buộc phải có điều lệ DN.
+ Tổ chức (có tư cách pháp nhân)
+ Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

+ Có tư cách pháp nhân.

+ Được phát hành chứng khoán (trái phiếu).
+ Do pháp luật qui định: Theo Đ49 - luật DN - 12/6/99; Đ16, Đ17, Đ18 - NĐ số: 03/2000/NĐ-CP - 3/2/2000 của CP:
- Hoặc là mô hình HĐQT: gồm HĐQT và Giám đốc (TGĐ).
- Hoặc là mô hình Chủ tịch công ty: gồm Chủ tịch Cty và Giám đốc (TGĐ).
+ Bắt buộc phải có điều lệ DN.



4/ So sánh DN tư nhân với Cty Hợp danh.
* Khái niệm:
+ DNTN : là DN do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt đông của DN.
+ Cty Hợp danh : là DN  trong đó bắt buộc có ít nhất 2 thành viên hợp danh phải là cá nhân, là những người chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, và có thể có thành viên góp vốn là những người chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
* Giống nhau:
+ Đều là chủ thể cơ bản thường xuyên tham gia các quan hệ KT trên thị trường.
+ Được điều chỉnh bởi nguồn chủ yếu đó là luật DN - 12/6/1999.
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
+ Không có tư cách pháp nhân.
* Khác nhau:

DNTN
Cty HỢP DANH
+Về đối tượng thành lập:  Có duy nhất 1 cá nhân là chủ Sở hữu.
 +Về trách nhiệm tài sản:  Chủ DN chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ (bằng toàn bộ tài sản đ/v mọi hoạt động của DN).


+ Về thẩm quyền quyết định: Chủ DNTN là người có quyền quyết định cao nhất.



+Về cơ cấu tổ chức,  quản lý:  Pháp luật không bắt buộc theo 1 mô hình nào cụ thể mà do chủ DN tự quyết định.
+Về điều lệ DN:  Không bắt buộc phải có điều lệ DN.
+Về nguyên tắc rủi ro:  DN không ổn định. Rủi ro của chủ DN như: tai nạn, ốm đau, phá sản,... cũng có thể là nguyên nhân chấm dứt hoạt động của DN.
+Về lợi thế huy động vốn:  Không có.

+ Có ít nhất 2 cá nhân là chủ SH và phải có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp.
+ Trách nhiệm của các thành viên hợp danh là liên đối vô hạn. Điều này có nghĩa là khi Cty phát sinh nghĩa vụ về tài sản thì tài sản của bất kỳ thành viên nào cũng có thể bị đem ra để thanh toán  nghĩa vụ tài sản đó.
+ Hội đồng thành viên Cty HD (bao gồm tất cả thành viên hợp danh) là cơ quan quyết định cao I của Cty. HĐTV quyết định tất cả mọi hoạt đông của Cty; khi có biểu quyết mỗi thành viên hợp danh chỉ có 1 phiếu.
+ Do các thành viên hợp danh thỏa thuận trong điều lệ công ty.

+ Bắt buộc phải có điều lệ công ty.

+ Ổn định hơn so với DNTN, do Cty HD có nhiều thành viên HD nên rủi ro của 1 thành viên có thể không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Cty.

+ Có thể huy động vốn thông qua việc kết nạp thêm thành viên góp vốn.

5/ Phân tích chủ thể của Luật kinh tế ? Cho ví dụ từng loại ?
* Khái niệm: Chủ thể của Luật KT là những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào những quan hệ do Luật KT điều chỉnh.
* Điều kiện để trở thành chủ thể của Luật KT:
+ Được thành lập hợp pháp: Các DN thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định, trình tự của PL.
+ Có tài sản riêng: Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để cho các chủ thể của Luật KT tiến hành các hoạt động KD và quản lý KD. Trên thực tế tài sản của DN được thể hiện dưới dạng vốn KD (vốn pháp định, vốn điều lệ)
- "Vốn điều lệ" là số vốn do tất cả thành viên góp và được ghi vào điều lệ Cty.
- "Vốn pháp định" là mức vốn tối thiểu phải có theo qui định của PL để thành lập DN.
+ Có thẩm quyền KT: Thẩm quyền KT là cơ sở pháp lý nhằm tạo cho các chủ thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể; đồng thời nó cũng quy định rõ giới hạn mà trong đó các chủ thể được phép thành lập.
* Các loại chủ thể của Luật KT:
Căn cứ vào chức năng hoạt động, vị trí và mức độ tham gia các quan hệ KT của chủ thể, người ta phân ra làm 3 loại chủ thể như sau:
+ Chủ thể cơ bản, thường xuyên của Luật KT: là các DN.  DN được qui định tại Điều 3 - Luật DN. DN được coi là chủ thể cơ bản, thường xuyên của Luật KT vì DN tham gia tất cả các quan hệ KT trên thương trường. Hiện nay chúng ta có 8 loại hình DN. Đó là:
- DNNN
- DN tập thể (HTX)
- DNTN
- Công ty cổ phần
- Cty TNHH. Gồm 2 loại: Cty TNHH 1 thành viên và Cty TNHH có từ 2 thành viên trở lên.
- Cty Hợp danh
- DN liên doanh
- DN 100% vốn đầu tư nước ngoài.
+ Chủ thể không thường xuyên của Luật KT: Đó là các cơ quan quản lý KT do N2 thành lập để thực hiện chức năng quản lý KT của N2, như các bộ KT, các tổng cục, ....các cơ quan N2 khi thực hiện chức năng quản lý N2 về KT thì cũng trở thành chủ thể của Luật KT.
+ Chủ thể có điểu kiện của Luật KT: Đó là các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp như: trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu.... Tuy không có chức năng hoạt động SXKD nhưng trong quá trình hoạt động xuất hiện nhiều mối quan hệ KT phục vụ cho hoạt động của đơn vị mình thể hiện bằng các hợp đồng KT. Các tổ chức này chỉ là chủ thể của Luật KT khi chúng tham gia ký kết hợp đồng KD với các DN nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà N2 giao cho./


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét