Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Bài tập luật nhà nước - phần quốc tịch


BÀI TẬP MÔN LUẬT NHÀ NƯỚC 1
I- Luật Quốc tịch : 1998
1. Có Quốc tịch Việt Nam
Những người đang có Quốc tịch cho đến ngày luật Quốc tịch có hiệu lực
Những người có Quốc tịch Việt Nam do sinh ra
* Cụ thể như sau :
Điều 16 :
Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có Quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ đó sinh ra ở đâu .
Điều 17 :
Khoản 1 : trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không có Quốc tịch; hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có Quốc tịch Việt Nam
Khoản 2 : trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài thì có Quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh .
Điều 18 :
Khoản 1 : trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà không sinh ra có cha mẹ đều là người không Quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có Quốc tịch Việt Nam .
Khoản 2 : trẻ em khi sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không Quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có Quốc tịch Việt Nam .
Điều 19 :
Khoản 1 : trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có Quốc tịch Việt Nam .
Khoản 2 : trong những trường hợp những người nói tại khoản 1, điều 19, chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy cha mẹ đều có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có Quốc tịch nước ngoài thì người đó không còn Quốc tịch Việt Nam; đối với những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó,
Điều 20 :
Nhập Quốc tịch :
Khoản 1 : công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam được quyền đệ đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, những người này có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu đủ các điều kiện sau :
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (đủ 18 tuổi trở lên và không mắt những bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình).
+ Tuân thủ hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam .
+ Biết tiếng việt để hòa nhập vào cộng đồng XHVN.
+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên .
+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam .
Khoản 2 : công dân nước ngoài và người không quốc tịch, có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không cần phải có điều kiện 3, 4, 5 nêu trên nếu thuộc trong các trường hợp sau :
+ Là vợ, chồng, con, cha, mẹ thuộc công dân Việt Nam.
+ Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tố quốc Việt Nam
+ Có lợi cho nhà nước Việt Nam
Khoản 4 : người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Điều 21 : trở lại quốc tịch
Khoản 1 : người đã mất quốc tịch Việt Nam, có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau :
+ Xin hồi hương về Việt Nam
+ Có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
+ Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam .
+ Có lợi cho nhà nước Việt Nam
Khoản 2 : người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia Việt Nam.
* Mất quốc tịch Việt Nam :
Công dân Việt Nam mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau :
Được thôi quốc tịch Việt Nam
Bị tước quốc tịch Việt Nam
Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia .
Trong các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 19, điều 26, điều 28 của Luật quốc tịch .
* Điều 24 : thôi quốc tịch
Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam, người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau :
Đang có 01 nghĩa vụ tài sản đối với nhà nước, cơ quan, tổ chức hoặc công dân Việt Nam Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chưa chấp hành xong bản án, Quyết định của Toà án Việt Nam .
Nếu việc thôi quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia Việt Nam .
Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang.
* Điều 25 : bị tước quốc tịch Việt Nam
Khoản 1 : công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Việt Nam.
Khoản 2 : người đã nhập quốc tịch Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu hành có hành động quy định tại điều 25 luật quốc tịch .
* Điều 26 : hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Người đã nhập quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong nước hoặc ở nước ngoài mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ nếu quyết định đó được cấp chưa quá 5 năm.
* Thay đổi quốc tịch con chưa thành niên và con nuôi :
Điều 28 :
Khoản 1 : khi cha mẹ có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, thôi hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ được thay đổi theo quốc tịch của họ.
Khoản 2 : khi chỉ cha hoặc mẹ có thay đổi quốc tịch do nhập, thôi hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên được xác định theo sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ hoặc sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó .
* Điều 29 :
Quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi khi cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
* Điều 30 : Quốc tịch of con nuôi chưa thành niên.
Khoản 1 : trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Khoản 2 : trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền of VN công nhận việc nuôi con nuôi.
Khoản 3 :  trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà 1 trong 2 người là công dân VN, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch VN of cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 20 of luật quốc tịch.
Sự thay đổi quốc tịch of con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đ

Bài tập áp dụng

Bài 1 : ông bà A là c/dân VN, tìm thấy B là đứa trẻ sơ sinh trên lãnh thổ VN vào năm 1989 .
Đến năm 2004, B tìm thấy bố mẹ mình là c/dân Lào :
a. Sau khi gặp lại bố mẹ, B còn mang quốc tịch VN o ?
b. Trong trường hợp nói trên, if ông bà A đã nhận B làm con nuôi vào năm 1989 thì khi gặp lại bố mẹ đẻ B còn mang quốc tịch VN nữa o ?

Bài làm

a/ Căn cứ vào khoản 1 điều 19, B vẫn mang quốc tịch VN trước khi đi gặp lại cha mẹ. Năm 2004 sau khi gặp lại bố mẹ thì có 02 trường hợp xảy ra :
+ if B chưa đủ 15 tuổi : B o mang quốc tịch VN (theo khoản 2 điều 19 of luật quốc tịch)
+ if B đủ 15 tuổi thì căn cứ vào khoản 2, Điều 19
. B vẫn còn quốc tịch VN (if o có sự đồng ý = vbản of B)
. B o còn mang quốc tịch VN (if có sự đồng ý = vbản of B)
b/ if ông bà A đã nhận B làm con nuôi vào năm 1989 ==> B mang quốc tịch VN (theo khoản 2, khoản 3 điều 30)
- Năm 2004, B gặp lại cha mẹ đẻ là công dân Lào ==> B vẫn mang quốc tịch VN (khoản 3, điều 30)
+ If B muốn thôi quốc tịch VN để nhập quốc tịch Lào thì fải có sự đồng ý bằng vbản of B (do B đủ 15 tuổi) theo khoản 3 điều 30.

Bài 2 : C là trẻ sơ sinh được tìm thấy trên lãnh thổ VN vào năm 1985. Đến năm 2003 C tìm thấy bố mẹ mình là những công dân Mỹ đang làm việc tại VN. Đến năm 2004 C có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến uy tín của nước VN. Chủ tịch nước đã ra quyết định tước quốc tịch VN of C. Quyết định của Chủ tịch nước đúng hay sai ? tại sao ?

Bài làm

C là trẻ sơ sinh được tìm thấy trên lãnh thổ VN vào năm 1985 => C mang quốc tịch VN (theo khoản 1 điều 19).
Năm 2003 C gặp bố mẹ
- Nếu C chưa đủ 18 tuổi :
+ C đồng ý = vbản => C o còn quốc tịch VN ( quốc tịch Mỹ) => QĐ sai.
+ C o đồng ý = vbản => C vẫn còn quốc tịch VN  => QĐ đúng (khoản 2 điều 25).
- If C đủ 18 tuổi : C mang quốc tịch VN.
Năm 2004 :
+ C o còn quốc tịch VN ( quốc tịch Mỹ) => QĐ sai.
+ C mang quốc tịch VN.
. C ở nước ngoài => QĐ đúng (khoản 1 điều 25).
. C ở VN => QĐ sai => C bị truy cứu trách nhiệm fáp lý hình sự

Bài 3 : D là trẻ sơ sinh được tìm thấy trên lãnh thổ VN vào năm 1988 và được ông bà Đ đem về nuôi. Đến năm 2003 D tìm thấy bố mẹ đẻ of mình nhưng vẫn sinh sống cùng ông bà Đ. Trong những tình huống sau đây, D còn mang quốc tịch VN nữa o ? tại sao ?
a. Bố mẹ D là những công dân Nga
b. Bố mẹ D là những công dân VN nhưng đến năm 2004 đã mất quốc tịch VN .

Bài làm

a/ Năm 1988 D là trẻ sơ sinh được tìm thấy trên lãnh thổ VN => D mang quốc tịch Việt Nam (khoản 1, điều 19.
Năm 2003 D gặp bố mẹ là công dân Nga :
- if D chưa đủ 15 tuổi : D không còn quốc tịch VN .
- if D đủ 15 tuổi :
+ D có sự đồng ý = vbản => D o còn mang quốc tịch VN (khoản 2 điều 19).
+ D o có sự đồng ý = vbản =>D vẫn còn mang quốc tịch VN
b/ Năm 2004 bố mẹ D là công dân VN nhưng bị mất quốc tịch VN
D đủ 15 tuổi : D vẫn còn quốc tịch VN (khoản 1 điều 28). Vì D hiện đang sống với ông bà Đ (chưa thành niên)
* bố mẹ D bị tước quốc tịch VN : D vẫn còn quốc tịch VN (điều 29).

Bài 4 : E là trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ VN vào năm 1986. Đến năm 2000 E sang học ở Mỹ và đã tìm thấy bố mẹ của mình là những công dân Mỹ. Đến năm 2004 E có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến uy tín của nước VN. Vậy E có bị tước quốc tịch VN hay không? tại sao ?

Bài làm

E là trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ VN vào năm 1986 => E mang quốc tịch VN (khoản 1, điều 19).
* Năm 2000 E sang học ở Mỹ và đã tìm thấy bố mẹ của mình là những công dân Mỹ :
- E chưa đủ 15 tuổi => E ko còn mang quốc tịch VN (khoản 2 điều 19)
- E đủ 15 tuổi :
+ E có sự đồng ý = vbản => E o còn mang quốc tịch VN (khoản 2 điều 19).
+ E o có sự đồng ý = vbản => E vẫn còn mang quốc tịch VN
* Năm 2004 E có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến uy tín của nước VN.
If E còn mang quốc tịch VN => E bị tước quốc tịch VN (khoản 1 điều 25).








2 nhận xét:

  1. về bài tập 4:theo mình thì từ 1986 đến 2000(khi tìm thấy bố mẹ) thì E mới 14 tuổi=> E không còn có quốc tịch VN nữa nên khi đến 2004 E gây phương hại nghiêm trọng đến VN thì vẫn k thể tước quốc tịch E được vì E không còn quốc tịch VN nữa.
    =>k thể chia 2 th như bạn được

    Trả lờiXóa
  2. Cảm thấy sai sai.. Bạn dựa vào Luật Quốc tịch năm bao nhiêu v?

    Trả lờiXóa