Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Luật nhà nước - Bài tập


Moân: Luaät Haønh Chính 1
Bài số 1: ngày 10/04/2003 công dân A có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông (đều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép 20%) bị chiến sĩ cảnh sát thuộc phòng cảnh sát giao thông tỉnh K đang làm nhiệm vụ lập biên bản tạm giữ phương tiện ( xe ôtô), ngày 15/04/2003 trưởng phòng cảnh sát giao thông tỉnh K ra quyết định xử phạt hành chính công dân A, hình thức phạt tiền mức phạt 500.000đ đồng thời trả lại phương tiện cho A, nhưng A phải nộp phí lưu bãi là 150.000đ
Ngày 20/04/2003 trên đường đi nộp tiền phạt bằng phương tiện môtô, công dân A lại bị xử phạt vì quên không mang theo giấy phép lái xe, chiến sĩ cảnh sát đã áp dụng tình tiết tăng nặng theo khoản 2 điều 9 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính phạt A với mức phạt 100.000đ.
Hỏi:
1. việc xử lý của chiến sĩ cảnh sát và trưởng phòng cảnh sát giao thông tỉnh K đúng hay sai ? tại sao ?
2. việc áp dụng tình tiết tăng nặng theo khoản 2 điều 9 với hành vi trên đúng hay sai ? tại sao ?
3. đến thời điểm nào thì công dân A được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính ?
Bài Làm
1.Việc xử lý của chiến sĩ cảnh sát và trưởng phòng giao thông tỉnh K là sai, vì:
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần đối với hình thức xử phạt chính.
- Do vậy, chiến sĩ cảnh sát chỉ có thể sử dụng hình thức phạt bổ sung đối với công dân A.
2. Việc áp dụng tình tiết tăng nặng theo K2Đ9 đối với hành vi trên là sai, vì: một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt từng hành vi ( nếu phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung ).
3. Thời điểm công dân A chưa bị coi là xử phạt hành chính là: ngày 10/04/2003.

Bài số 2: công ty vận tải ôtô X có trụ sở tại TP.HCM là công ty TNHH kinh doanh nghề vận tải bằng xe ôtô. Ngày 10/05/2003 công ty giao xe cho cao văn hùng điều khiền để vận chuyển thuốc lá VINATABA từ nhà máy thuốc lá sài gòn ra hà nội và nhận nguyên liệu để vận chuyển vào thành phố HCM. Trên đường về đến TP. Đà nẵng, đội quản lý thị trường thuộc cục quản lý thị trường TP Đà Nẵng kiểm tra xe và phát hiện trên xe có 1600 chay dầu gội đầu do thái lan sản xuất, xác định là hàng ngoại, nhập khẩu không hợp pháp với số lượng lớn, nên đã lập biên bản vi phạm, ông hùng khai số hàng trên là của người khác, ông chỉ chở thuê để vận chuyển. ngày 15/05/2003 đội quản lý thị trường đã chuyển hồ sơ cho cục quản lý thị trường TP. Đà nẵng xử phạt hành chính với hành vi trên. Ngày 20/05/2003 cục quản lý thị trường TP. Đà Nẵng ra quyết định xử phạt hành chính với hành vi ông hùng với nội dung sau:
Phạt tiền 2.000.000 đ
Phạt bổ sung : tước giấy phép lái xe, tịch thu toàn bộ số hàng phạm pháp, tịch thu xe ôtô.
Hỏi: theo anh ( chị) hành vi vi phạm của ông hùng bị chi cục quản lý thị trường TP. Đà Nẵng xử lý như trên là đúng hay sai ? tại sao ?
Bài Làm
Hành vi của ông Hùng  bị chi cục quản lý thị trường TP. Đà Nẵng xử lý như trên là sai, vì:
- Xe ôtô là của công ty vận tải ôtô X kinh doanh bằng nghề vận tải ôtô .
- Xe ôtô là tài sản hợp pháp của công ty X , cho nên xe ôtô là phương tiện vi phạm hành chính thì không bị tịch thu  ( Điều 17 ).

Bài số 3: ngày 20/04/2003 nguyễn văn nam 20 tuổi có hành vi đua xe môtô trái phép, bị cơ quan công an lập biên bản xử phạt hành chính 5.000.000đ .nhưng đến ngày 25/04/2003 một lần nữa nam lại tổ chức và trực tiếp tham gia đua xe môtô, cơ quan công an lại kịp thời phát hiện lập biên bản và ra quyết định xử phạt như sau:
1. phạt tiền:
- Phạt 5.000.000đ đối với hành vi đua xe môtô trái phép.
- Phạt tiền 50.000.000đ đối với hành vi tổ chức đua xe môtô trái phép.
- Tổng hợp hình phạt: 55.000.000đ
2. Áp dụng tình tiết tăng nặng “ tái phạm đua xe” phạt bổ sung: tịch thu xe môtô là phương tiện vi phạm hành chính.
Hỏi:
1. Việc xử lý của cơ quan công an đối với nam là đúng hay sai ? tại sao ?
2. Theo anh chị hành vi vi phạm trên phải xử lý như thế nào ?
Bài Làm
1. Việc xử lý của cơ quan công an đối với Nam là sai , vì:
Trong xử lý vi phạm hành chính chỉ áp dụng xử phạt một hình phạt chính, nhưng cơ quan công an lại phạt Nam với 2 hình phạt chính:
+ Phạt 5.000.000đ đối với hành vi đua xe.
+ Phạt 50.000.000đ đối với hành vi tổ chức đua xe.
2. Hành vi vi phạm của Nam phải xử lý là:
- Phạt tiền :30.000.000 đ đối với hành vi tổ chức đua xe trái phép.
- Phạt bổ sung: Áp dụng tình tiết tăng nặng “ tái phạm đua xe” tịch thu xe môtô là phương tiện vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép láy xe .
- Tổng hợp hình phạt: phạt tiền 30.000.000đ và phạt bổ sung: tước giấy phép láy xe và tịch thu xe môtô.

Bài tập 4: ngày 20/09/2003 nguyễn văn tý 20 tuổi trong tình trạng say do dùng rượu quá nồng độ đã rủ nguyễn văn nam 14 tuổi đua xe môtô. Trong quá trình đua do không làm chủ được tốc độ tý đã đâm vào chị tuyết đi xe đạp ngược chiều, hậu quả chị tuyết bị hỏng 1 chiếc xe đạp trị giá 500.000đ và chi phí điều trị tại bệnh viện hết 900.000đ. sau khi sự việc xảy ra cơ quan công an đã kịp thời co mặt lập biên bản vi phạm.
Hãy cho biết :
1. Sự khác nhau về trách nhiệm pháp lý của tý và nam ?
2. Thời hiệu xử phạt, thời hạn ra quyết định xử phạt đối với hành vi trên là bao nhiêu ? tính từ khi nào ?
3. Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng ?
Bài Làm

1. Trách nhiệm pháp lý của Tý và Nam.
- Hành vi vi phạm của Tý là trách nhiệm hình sự.
- Tý chịu trách nhiệm dân sự.
- Hành vi của Nam chỉ cấu thành vi phạm hành chính nên trách nhiệm của Nam phải chịu trách nhiệm hành chính.
2.
3. Những tình tiết tăng nặng:
- Tý lôi kéo người chưa thành niên là Nam đua xe vi phạm pháp luật.
- Nam không có tình tiết tăng nặng.

Bài tập 5: ngày 10/03/2007 ông hùng thường trú tại xã T có hành vi lấn chiếm đất trong hành lang bảo vệ đường dây tải điện để xây dựng nhà ở, trong khi ông Hùng đang sang lắp mặt bằng và tập kết vật liệu xây dựng , đào móng thì UBND xã T lập biên bản và đình chỉ việc xây dựng nhưng ông Hùng không chấp hành mà tiếp tục xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng nhà ở ngày 25/03/2007, được sự ủy quyền của chủ tịch UBND huyện PCT.UBND huyện ra quyết định xử phạt như sau :
1. Phạt tiền: 10 triệu đối với hành vi chiếm đất trong hành lang bảo vệ đường dây tải điện.
2. Phạt bổ sung: tịch thu toàn bộ vật liệu xây dựng.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
Hỏi:
1. Việc chủ tịch UBND huyện ủy quyền cho PCT.UBND huyện ra quyết định xử phạt là đúng hay sai ? tại sao ?
2. Việc áp dụng hình phạt đúng hay sai ? tại sao ?
3. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đúng hay sai ? tại sao ?
4. Hành vi vi phạm của ông Hùng có những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ nào ?
Bài Làm
1. Việc CT.UBND huyện ủy quyền cho PCT.UBND huyện ra quyết định xử phạt là sai, vì :
Thủ trưởng, phó thủ trưởng các cơ quan có quyền ra quyết định xử phạt hành chính vì vậy, PCT.UBND huyện có quyền ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Hùng mà không cần có sự ủy quyền của CT.UBND huyện.
2. Việc áp dụng hình phạt sai, vì:
- PCT.UBND huyện đã sử dụng hình thức phạt bổ : tịch thu toàn bộ vật liệu xây dựng.
Trong khi :
- Đối với công trình xây dựng nhà ở trái phép: chỉ phạt tiền và buộc tháo dở công trình xây dựng nhà ở trái phép trả lại hiện trạng ban đầu.
3. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trên là sai, vì: đối với công trình xây dựng nhà ở trái phép không có bồi thường thiệt hại mà chỉ buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
4. *Tình tiết tăng nặng:
- Không chấp hành mà tiếp tục xây dựng nhà cho hoàn thành.
- Lấn chiếm đất trong hành lang bảo vệ đường dây tải điện.
    * Không có tình tiết giảm nhẹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét