Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

BÀI TẬP LKT - khẳng định đúng sai ? Why ?


LUẬT KINH TẾ 1
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Những khẳng định sau đây đúng hay sai ? Why ?

1/ DNNN là tổ chức kinh tế do N2 sở hữu toàn bộ vốn điều lệ ?
→ Sai. Vì theo Điều 1 của Luật DNNN ngày 26/11/03 thì DNNN là tổ chức KT do N2 sở hữu toàn bộ vốn điều lệ or có cổ fần, vốn góp chi fối được tổ chức dưới hình thức công ty N2, Cty cổ fần, Cty TNHH.

2/ DN 100% vốn N2 dưới hình thức Cty cổ fần N2, Cty TNHH N2 1 thành viên, 2 thành viên hoạt động theo luật DNNN.
→ Sai. Vì:
+ Cty cổ fần N2: là Cty cổ fần mà toàn bộ cổ đông là các Cty N2 or tổ chức được N2 ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật DN (K2, Đ3 của luật DNNN)
+ Cty TNHH N2 1 th/viên: là Cty TNHH do N2 sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của luật DN (K3, Đ3 - luật DNNN).
+ Cty TNHH N2 có 2 th/viên trở lên: là Cty TNHH ¤ đó all các th/viên đều là Cty N2 or có th/viên là Cty N2 và th/viên ≠ là tổ chức được N2 ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật DN (K4, Đ3 - luật DNNN).

3/ DN có cổ fần, vốn góp chi fối của N2 là DN mà cổ fần or vốn góp của N2 chiếm từ 50% vốn điều lệ trở lên.
→ Sai.  Vì theo quy định tại K5, Đ3 -luật DNNN: "DN có cổ fần, vốn góp chi fối của N2 là DN mà cổ fần or vốn góp của N2 chiếm trên 50% vốn điều lệ trở lên".

4/Giám đốc of Cty N2 fải là l được N2 bổ nhiệm.
→ Đúng.  Vì theo K1, Đ25 - luật DNNN quy định: "l quyết định thành lập Cty (Theo K1, K2 Đ9 thì thẩm quyền quyết định thành lập mới Cty N2 là: Thủ tướng CP; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh) quyết định việc tuyển chọn để bổ nhiệm, miển nhiệm or ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với GĐ Cty N2..."

5/ Chủ tịch HĐQT của Cty N2 là người đại diện theo pháp luật của Cty.
→ Sai. Vì theo K1, Đ38 - luật DNNN quy định: "TGĐ là l đại diện theo PL, điều hành hoạt động hàng ngày của Cty"

6/ Chủ tịch HĐQT có thể kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc của Cty N2.
→ Sai. Vì theo K1, Đ33 của luật DNNN quy định: "Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của Cty".

7/ Giám đốc Cty N2 theo mô hình không có HĐQT bị miển nhiệm khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.
→ Sai. Vì theo K4, Đ25 - luật DNNN quy định thì "Giám đốc được thay thế khi xin từ chức or khi có quyết định điều chuyển or bố trí công việc ≠" (còn khi bị miển nhiệm or chấm dứt hợp đồng trước thời hạn ¤ các trường hợp ≠ – K3, Đ25)

8/ Thời hạn được bổ nhiệm Giám đốc theo mô hình không có HĐQT không quá 3 năm.
→ Sai. Vì theo K2, Đ25 - luật DNNN quy định thì "GĐ được bổ nhiệm or ký hợp đồng theo thời hạn o quá 5 năm và can được bổ nhiệm lại or ký tiếp hợp đồng".

9/ Thành viên Ban kiểm soát fải là thành viên của HĐQT trong Cty N2.
→ Sai. Vì theo K3, Đ37 - luật DNNN quy định thì chỉ có Trưởng Ban kiểm soát là th/viên of HĐQT và 1 số th/viên ≠ do HĐQT quyết định. Tổ chức công đoàn ¤ Cty được cử 1 đại diện đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại K4, Đ37 để tham gia th/viên Ban kiểm soát.

10/  Cty N2 được tổ chức dưới mô hình có HĐQT.
→ Sai. Vì theo K1, Đ21 - luật DNNN quy định thì Cty N2 được tổ chức quản lý theo mô hình có  or o có HĐQT.

11/ DNNN chịu trách nhiệm ¤  fạm vi vốn điều lệ
→ Đúng.  vốn điều lệ của Cty N2 là số vốn N2 đầu tư vào Cty và ghi tại Điều lệ Cty. DNNN có tư cách fáp nhân có các quyền và nghĩa vụ đ/v vốn và tài sản của Cty, tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản ≠ của Cty ¤ fạm vi số vốn của N2 đầu tư tại Cty. (theo Đ1, Đ14 - luật DNNN – 26/11/03)
12/  DNNN được fép hoạt động KD kể từ khi được cơ quan N2 có thẩm quyền ký quyết định thành lập DN.
→ Sai. Vì theo K1, K2; Đ10 - luật DNNN quy định: ¤ thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, DNNN fải đăng ký KD tại cơ quan đăng ký KD theo quy định of luật DN.
Cty N2 có tư cách fáp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Sau khi  được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, Cty mới được tiếp nhận vốn đầu tư từ NSNN or huy động vốn để đầu tư, xây dựng DN và hoạt động KD.

13/  DNNN không có tư cách pháp nhân.
→ Sai. Vì theo K1, Đ10 - luật DNNN - 26/11/03 quy định: "Cty N2 có tư cách fáp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD"; Đồng thời, theo Điều 94 của Bộ luật Dân sự  ngày 28/10/95 quy định thì DNNN thỏa mãn 04 điều kiện của pháp nhân:
+ Được cquan N2 có thẩm quyền thành lập, cho fép thành lập, đăng ký or công nhận.
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức ≠ và tự chịu trách nhiệm = tài sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ fáp luật 1 cách độc lập.

TRẮC NGHIỆM:  DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Những khẳng định sau đây đúng hay sai ? Tại sao ?

1/ Chủ DNTN tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản kinh doanh của mình.
→ Sai.  Vì DNTN là DN do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. (Đ99 - luật DN 12/6/99)

2/Muốn thành lập DNTN phải có vốn đầu tư ban đầu không được thấp hơn vốn pháp định.
→ Sai.  Vì vốn đầu tư của DNTN do chủ DN tự khai (K1, Đ100 - luật DN). Đối với các DN kinh doanh ngành nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định tính đến 31/12/99 là: KD vàng, KD tiền tệ tín dụng, KD dịch vụ bảo hiểm các loại, môi giới và bảo lảnh phát hành chứng khoán.

3/ Chủ DNTN là người quản lý điều hành DN.
→ Sai. Vì chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc quản lý điều hành DN. (K1, Đ101 của luật DN năm 1999)

4/ DNTN không có tư cách pháp nhân..
→ Đúng. Theo Điều 94 của Bộ luật Dân sự  ngày 28/10/95 quy định: "Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
+ Được cquan N2 có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
+ Có cơ cấu tổ chức chặc chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật 1 cách độc lập."
Do DNTN không có tài sản riêng độc lập và khi KD thua lỗ thì chủ DN phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (kể cả tài sản trong và ngoài DN) (theo Đ99 -luật DN)→ DNTN không có tư cách pháp nhân (theo K3Đ94-luật Dân sự năm 95)

5/ DNTN không được KD xuất nhập khẩu vì không có tư cách pháp nhân.
→ Sai. Vì theo K5, Đ7 - luật DN quy định: "DNTN có quyền KD xuất khẩu và nhập khẩu".

6/ Giám đốc DNTN là đại diện theo pháp luật của DN.
→ Sai. Vì theo K3, Đ101 - luật DN quy định: "Chủ DNTN là đại diện theo PL của DN".

7/ DNTN không được lập văn phòng đại diện và chi nhánh DN để mở rộng hoạt động KD.
→ Sai. Vì theo K3, Đ25 - luật DN quy định: "DN có quyền lập chi nhánh, văn phòng ở trong nước và ngoài nước".

8/ Chủ DNTN có quyền tự do cho thuê DN của mình.
→ Sai. Vì theo Đ102 - luật DN quy định: "Chủ DNTN  có quyền cho thuê toàn bộ DN của mình, nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ DN vẩn phải chịu trách nhiệm trước PL với tư cách là chủ sở hữu".

9/ DNTN không được thuê lao động là người nước ngoài.
→ Sai. Vì theo K6, Đ7 - luật DN quy định: "DN có quyền tuyển, thuê, sử dụng LĐ theo yêu cầu kinh doanh", và " Ưu tiên sử dụng LĐ trong nước, bảo đảm quyền, lợi ích của người LĐ theo quy định của PL về LĐ" ( K6, Đ8 - luật DN)

10/ Khi bán DNTN các khoản nợ của DNTN thuộc về người mua DN.
→ Sai. Vì theo K2,Đ103 - luật DN quy định: "Sau khi bán DN, chủ DNTN vẩn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà DN chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ có thoả thuận khác".

11/ Chủ DNTN kinh doanh mua bán thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề.
→ Sai. Vì theo điểm c khoản 3 điều 6; K2,Đ6 – NĐ số: 03/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CPhủ và điểm a khoản 5 điều 1 của NĐ số: 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5/2004 của CPhủ quy định: Đối với  DNTN, chủ DN hoặc giám đốc quản lý DN phải có chứng chỉ hành nghề.

TRẮC NGHIỆM:  CÔNG TY CỔ PHẦN
Những khẳng định sau đây đúng hay sai ? Tại sao ?

1/ Cổ phần ưu đãi là cổ phần bắt buộc phải có trong Cty cổ phần.
→ Sai. Vì theo K2, Đ52 – luật DN  ngày 12/6/99 quy định: " Cty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi".
2/ Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau hoặc không bằng nhau trong Cty cổ phần.
→ Sai. Vì vốn điều lệ phải được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (theo điểm a khoản 1 điều 51 - luật DN)

3/ Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông và được quyền tham gia các hoạt động của công ty.
→ Đúng.  (Theo quy định tại K1, Đ52; K1, Đ53; K3,Đ55; K3,Đ56; K3,Đ57 – luật DN).

4/ Cổ phiếu của công ty được coi là hàng hóa được mua, bán chuyển nhượng tự do trên thị trường chứng khoán.
→ Sai. Vì cổ phiếu có thể được lưu thông, chuyển nhượng tự do trên thị trường như một thứ hàng hóa nhưng phải theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

5/ Cty cổ phần phải có Ban kiểm soát..
→ Sai. Vì Cty cổ phần từ 3 - 11 thành viên phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); Đối với Cty cổ phần có trên 11 thành viên phải có Ban kiểm soát (Theo Đ69, Đ88 - luật DN).

6/ HĐQT của Cty cổ phần là cơ quan quản lý công ty có quyền quyết định giải thể công ty.
→ Sai.  Vì Đại hội đồng cổ đông của Cty cổ phần mới có quyền quyết định giải thể công ty (theo điểm d khoản 2 điều 70 - luật DN). Còn HĐQT chỉ có quyền kiến nghị việc giải thể công ty. ( diểm n khoản 2 điều 80 - luật DN).

7/ Giám đốc (Tổng giám đốc) Cty cổ phần có quyền yêu cầu tòa án xem xét và hủy bỏ QĐ của Đại hội đồng cổ đông khi nội dung QĐ vi phạm điều lệ công ty.
→ Đúng. (Theo K2, Đ79 – luật DN)
(Lưu ý:  Nếu đề bài thay thế Giám đốc bằng cổ đông, thành viên HĐQT, Ban kiểm soát cũng trả lời như trên).

8/ Giám đốc (Tổng giám đốc)  là người đại diện theo pháp luật của Cty cổ phần.
→ Sai.  Vì trường hợp điều lệ Cty  không quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo PL của công ty (K1, Đ85 - luật DN).

9/ Giám đốc (Tổng giám đốc) Cty cổ phần có thể là người ngoài công ty.
→ Sai. Vì HĐQT bổ nhiệm 1 người trong số họ hoặc người khác làm Giám đốc (Tổng giám đốc) Cty. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. (K1, Đ85 - luật DN)

10/ Chủ tịch HĐQT có quyền ra quyết định bãi nhiệm thành viên của HĐQT khi thành viên đó vi phạm.
→ Sai. Vì theo điểm b, K2, Đ70 – luật DN quy định: " Đại hội đồng cổ đông mới có quyền bãi nhiệm thành viên của HĐQT "; hoặc theo K2, Đ84 - luật DN: " Thành viên HĐQT bị bãi nhiệm theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông".

11/ Cổ phần là một phần vốn điều lệ của Cty cổ phần.
→ Sai. Vì vốn điều lệ phải được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (theo điểm a khoản 1 điều 51 - luật DN)

12/ Cty cổ phần được phát hành chứng khoán để huy động vốn trong mọi trường hợp.
→ Sai. Vì Cty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. (Theo K2, Đ51 - luật DN).

13/ Cổ phần phổ thông là cổ phần phải có trong Cty cổ phần.
→ Đúng. ( theo quy định tại  K1, Đ52 – luật DN  ngày 12/6/99).

TRẮC NGHIỆM:  CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1 THÀNH VIÊN
Những khẳng định sau đây đúng hay sai ? Tại sao ?

1/ Mọi tổ chức có thể là chủ sở hữu của Cty TNHH 1 thành viên.
→ Sai.   Vì theo quy định tại Đ14 – NĐ: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP:" Tổ chức là chủ sở hữu cty TNHH 1 thành viên quy định tại điều 46 của luật DN phải là pháp nhân, bao gồm 17 trường hợp. (Lưu ý: Nếu là câu hỏi độc lập thì kể tên 17 trường hợp ra).

2/ Trong mô hình chủ tịch công ty, Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật.
→ Đúng.   Vì theo quy định tại K4, Đ18 – NĐ: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP: " Trường hợp áp dụng mô hình chủ tịch công ty thì Giám đốc (Tổng GĐ) công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty".

3/ Chủ sở hữu công ty có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp rút phần vốn đã góp trong công ty.
→ Sai.   Vì chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty (theo K1, Đ48 - luật DN). Chủ sở hữu Cty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác (K2, Đ48 - luật DN).

4/ Cty TNHH 1 thành viên phải có Hội đồng thành viên (hoặc HĐQT)
→ Sai.   Vì theo K1, Đ49 - luật DN và K1, Đ16 – NĐ: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP quy định: " Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề KD, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của Cty TNHH 1 thành viên bao gồm: Hoặc là Hội đồng quản trị (HĐQT) và Giám đốc (TGĐ) gọi tắt là mô hình HĐQT; hoặc là Chủ tịch cty và Giám đốc (TGĐ) gọi là mô hình chủ tịch công ty".

5/ Chủ tịch Cty có quyền cách chức Giám đốc (TGĐ) khi họ có vi phạm nghiêm trọng gây thiệt hại cho Cty.
→ Sai.   Vì theo quy định tại điểm b, K1, Đ47 - luật DN: " hủ sở hữu công ty mới có quyền cách chức Giám đốc (TGĐ)". Còn Chủ tịch Cty chỉ có quyền kiến nghị với chủ sở hữu cty về việc cách chức Giám đốc (TGĐ) (theo điểm b, K3, Đ18 của NĐ:03/2000/NĐ-CP – 3/2/2000 của CP).

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



TRẮC NGHIỆM:  CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN
Những khẳng định sau đây đúng hay sai ? Tại sao ?

1/ Khi thành viên Cty TNHH 2 thành viên chết thì người thừa kế của thành viên đó đương nhiên trở thành thành viên của Cty.
→ Sai.   Vì khi thành viên Cty TNHH chết người thừa kế của thành viên đó có thể trở thành thành viên của Cty nếu được Hội đồng thành viên (HĐTV) chấp thuận (theo quy định tại K1, Đ33 - luật DN).

2/ Người thừa kế của thành viên trong Cty không được HĐTV chấp thuận thì phần vốn góp của thành viên đó công ty phải trả lại cho người thừa kế.
→ Sai.   Vì theo K3, Đ33 - luật DN quy định: Trong trường hợp người thừa kế của thành viên trong Cty không được HĐTV chấp thuận thì phần vốn góp của thành viên đó được công ty mua lại theo quy điịnh tại điều 31 của luật DN hoặc được chuyển nhượng theo điều 32 của luật DN.

 3/ HĐTV là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
→ Đúng.   Vì HĐTV gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao I của Cty. (K1, Đ35 - luật DN).

4/Giám đốc của Cty có quyền thông qua hợp đồng vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Cty.
→ Sai.   Vì đó là thẩm quyền của HĐTV (theo điểm d, K2, Đ35 - luật DN)

5/ Nhiệm kỳ của chủ tịch HĐTV là 5 năm.
→ Sai.   Vì nhiệm kỳ của chủ tịch HĐTV không quá 3 năm. (theo K3, Đ36 - luật DN)

6/Thành viên cty có quyền khởi kiện Giám đốc (TGĐ) khi họ không thực hiện đúng nghĩa vụ và gây thiệt hại cho thành viên cty.
→ Đúng.   (Theo quy định tại điểm g, K1, Đ29 - luật DN)

7/ Thành viên Cty có quyền yêu cầu cty mua lại phần vốn của mình nếu phản đối bằng văn bản, quyết định của HĐTV về việc tổ chức lại Cty.
→ Đúng.   (Theo quy định tại điểm b, K1, Đ31 - luật DN)

8/ Giám đốc (TGĐ) công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
→ Sai.   Vì trong trường hợp Điều lệ cty không quy định chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (TGĐ) là người đại diện theo PL của Cty. (theo K1, Đ41 - luật DN)

9/ Giám đốc cty có quyền cách chức kế toán trưởng.
→ Sai.   Vì đó là thẩm quyền của HĐTV (theo điểm đ, K2, Đ35 và điểm đ, K2, Đ41 - luật DN)

10/ Cty TNHH không được quyền phát hành trái phiếu.
→ Sai.   Vì Cty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu. (Theo K2, Đ26 - luật DN)

11/ Cty TNHH  được quyền phát hành trái phiếu.
→ Đúng.   Vì Cty TNHH chỉ không được quyền phát hành cổ phiếu. (Theo K2, Đ26 - luật DN)

12/ Cty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu.
→ Đúng.    (Theo quy định tại K2, Đ26 - luật DN)

13/ Cty TNHH  được quyền phát hành cổ phiếu.
→ Sai.    Vì Cty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu. (Theo K2, Đ26 - luật DN)

14/ Cty TNHH được quyền phát hành các loại chứng khoán.
→ Sai.   Vì Cty TNHH chỉ được quyền phát hành trái phiếu.

15/ Cty TNHH không được quyền phát hành các loại chứng khoán.
→ Đúng.   Vì Cty TNHH chỉ được quyền phát hành 1 loại chứng khoán (trái phiếu)

16/ Cty TNHH được quyền phát hành chứng khoán.
→ Đúng.   Vì Cty TNHH được quyền phát hành trái phiếu.

17/ Cty TNHH không được quyền phát hành chứng khoán.
→ Sai.   Vì Cty TNHH chỉ không được quyền phát hành cổ phiếu. (Theo K2, Đ26 - luật DN)

18/ Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong Cty TNHH 2 thành viên  được chuyển nhượng tự do.
→ Sai.   Vì theo quy định tại điểm b, K1, Đ26 - luật DN: Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại điều 32 của luật DN. Cụ thể như sau: Thành viên cty TNHH có quyền chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
+ Thành viên muốn chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán phần vốn đó cho tất cả thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
+ Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết.
TRẮC NGHIỆM:  CÔNG TY HỢP DANH
Những khẳng định sau đây đúng hay sai ? Tại sao ?
 1/ Thành viên hợp danh không được đồng thời là thành viên hợp danh  của Cty Hợp danh khác.
→ Đúng.   (Theo quy định tại điểm e, K2, Đ27 – NĐ: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP).
 2/ Thành viên của Cty hợp danh có thể là cá nhân, tổ chức.
→ Sai.   Vì thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. (Theo quy định tại điểm b, K1, Đ95 – luật DN ngày 12/6/99)
 3/ Một cá nhân chỉ được làm chủ sở hữu một DN tư nhân hoặc thành viên hợp danh của Cty Hợp danh.
→ Đúng.   (Theo K6, Đ1 của NĐ số: 125/2004/NĐ-CP – 19/5/2004 của CP V/v sửa đổi, bổ sung 1 số điều của NĐ:03/2000/NĐ-CP – 3/2/2000 của CP).
 4/ Cty Hợp danh  được phát hành chứng khoán.
→ Sai.   Vì Cty Hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Theo K2, Đ95 – luật DN).
 5/ Cty Hợp danh theo luật DN Việt Nam giống Cty Hợp danh trên thế giới.
→ Sai.   Vì Cty Hợp danh (HD) ở VN được tồn tại dưới 2 loại: Cty HD có tất cả thành viên đều là thành iên hợp danh hoặc Cty HD có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (K1, Đ26 – NĐ:03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP). Còn Cty HD trên TG là Cty trong đó chỉ bao gồm các thành viên hợp danh. Các thành viên cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của Cty.
 6/ Cty Hợp danh có tư cách pháp nhân.
→ Sai.   theo Điều 94 của Bộ luật Dân sự  ngày 28/10/95 quy định: "Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
+ Được cquan N2 có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
+ Có cơ cấu tổ chức chặc chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật 1 cách độc lập."
Do đó Cty HD không có tư cách pháp nhân vì thành viên hợp danh phải là cá nhân, số lượng từ hai người trở lên, có trình độ chuyên môn tương ứng, có uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Cty. (Theo quy định tại điểm a, b, K1, Đ95 – luật DN).
TRẮC NGHIỆM:  TỔNG HỢP
Những khẳng định sau đây đúng hay sai ? Tại sao ?
 1/ Chủ thể chủ yếu của luật Kinh tế là các Doanh nghiệp.
→ Sai.   Vì chủ thể chủ yếu của luật Kinh tế gồm có:
a/ Chủ thể cơ bản thường xuyên của luật Kinh tế là các Doanh nghiệp.
b/ Chủ thể không thường xuyên của luật Kinh tế là các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế.
Ngoài ra còn có chủ thể có điều kiện của luật kinh tế. Đó là các cơ quan hành chính sự nghiệp như: trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu.... Tuy không có chức năng hoạt đông SXKD nhưng trong quá trình hoạt động xuất hiện nhiều mối quan hệ kinh tế phục vụ cho hoạt đông của đơn vị mình thể hiện bằng các hợp đồng kinh tế, các tổ chức này chỉ là chủ thể của luật kinh tế khi chúng tham gia ký kết hợp đồng kinh doanh với các doanh nghiệp nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho.
 2/ Để trở thành chủ thể của luật kinh tế phải có đủ tài sản.
→ Sai.   Vì để trở thành chủ thể của luật kinh tế cần phải có đủ 03 điều kiện:
+ Được thành lập hợp pháp.
+ Có tài sản.
+ Có thẩm quyền kinh tế.
 3/ Luật kinh tế sử dụng kết hợp 02 phương pháp: mệnh lệnh quyền uy và bình đẵng thỏa thuận.
→ Sai.   Vì p2 mệnh lệnh chủ yếu dùng để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý N2 về KT với các DN. Còn p2 bình đẳng chủ yếu dùng để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình SXKD giữa các DN bình đẳng với nhau. Riêng những quan hệ phát sinh trong nội bộ của một DN thì dùng cả 2 p2 điều chỉnh trên.
 4/ Trường Đại học khoa học Huế là chủ thể của luật kinh tế.
→ Sai.   Để trở thành chủ thể của luật kinh tế cần phải có đủ 03 điều kiện:
+ Được thành lập hợp pháp.
+ Có tài sản.
+ Có thẩm quyền kinh tế.
Do trường đại học khoa học Huế được thành lập hợp pháp, có tài sản nhưng không có thẩm quyền kinh tế. Nó chỉ trở thành chủ thể của luật kinh tế khi nó tham gia ký kết hợp đồng kinh doanh với các doanh nghiệp nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà N2 giao cho.
 5/ Khái niệm luật kinh tế không đồng nghĩa với pháp luật kinh tế.
→ Đúng.  
* Pháp luật kinh tế là 1 khái niệm tổng hợp, bao gồm toàn bộ các văn bản pháp luật, thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến sự vận hành và quản lý nền kinh tế. Những quan hệ kinh tế do pháp luật KT điều chỉnh rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều ngành luật như: Luật kinh tế, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật tài chính - Ngân hàng....
* Luật kinh tế chỉ là 1 bộ phận của pháp luật kinh tế. Nó là 1 ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh, p2 điều chỉnh và hệ thống chủ thể riêng.
 6/ Trung tâm giáo dục thường xuyên An Giang là 1 doanh nghiệp.
→ Sai.   Vì Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (SX, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi) (Theo quy định tại Điều 3 - luật DN - 12/6/99).
 7 Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự và tổ chức có tư cách pháp nhân là chủ thể của luật kinh tế.
→ Sai.   Vì chủ thể của luật kinh tế là những cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện (Được thành lập hợp pháp, có tài sản, có thẩm quyền kinh tế) để tham gia vào những quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh.
 8/ Luật Doanh nghiệp điều chỉnh tất cả các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam.
→ Sai.   Vì luật Doanh nghiệp – ngày 12/6/99 chỉ điều chỉnh trực tiếp các loại hình Doanh nghiệp như: DNTN, Cty cổ phần, Cty TNHH 1 thành viên, Cty TNHH có 2 thành viên trở lên, Cty Hợp danh. Còn DNNN được điều chỉnh trực tiếp bởi luật DNNN – 26/11/03; DN tập thể được điều chỉnh trực tiếp bởi luật Hợp tác xã – 26/11/03; DN liên doanh và DN 100% vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Đầu tư nước ngoài tại VN được sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000.
9/ Vốn pháp định là số vốn ghi trong điều lệ khi thành lập công ty .
→ Sai.   Vì vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập DN ( Theo Đ3 - luật DN – 12/6/99).
 10/ Quan hệ tài sản trong luật Dân sự và quan hệ tài sản trong Luật Kinh tế giống nhau.
→ Sai.  
* Qhệ tài sản DS là đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự phát sinh trong những qhệ KT cụ thể  của quá trình SX, phân phối lưu thông, dịch vụ giữa các chủ thể.
* Qhệ tài sản KT là đối tượng điều chỉnh của luật luật Kinh tế phát sinh trực tiếp trong quá trình hoạt động SXKD giữa các chủ thể.
- Mục đích:
+ DS: Sinh hoạt, tiêu dùng.
+ KT: Kinh doanh →  m: sinh lợi.
- Chủ thể:
+ DS: Cá nhân, pháp nhân.
+ KT: Pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký KD.
- Hình thức:
+ DS: Bằng miệng, văn bản, hành vi thực tế.
+ KT: Bằng văn bản.
- Tranh chấp:
+ DS: Chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
+ KT: Chịu trách nhiệm bằng tài sản của đơn vị KD.
- Khởi kiện:
+ DS: Tòa án dân sự thụ lý.
+ KT: Tòa án kinh tế thụ lý.
 11/ Quan hệ nợ nần trong DNTN là quan hệ giữa chủ nợ với chủ DN. Còn qhệ nợ nần trong Cty TNHH hoặc cổ phần là qhệ giữa chủ nợ với công ty .
→ Đúng.   Vì chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của DN. Trong DNTN không có sự phân biệt tài sản trong KD và tài sản ngoài KD. Nếu thua lổ, tài sản trong KD không trang trải hết các khoản nợ thì phải lấy cả tài sản không dùng vào mục đích KD để trả nợ. Đặc điểm này cho phép phân biệt DNTN với Cty cổ phần và Cty TNHH. Có thể nói trong trong DNTN qhệ nợ nần của DNTN là qhệ nợ giữa chủ nợ với chủ DN chứ không phải chỉ có chủ nợ với DN. Ngược lại, trong Cty qhệ nợ nần của Cty là qhệ giữa chủ nợ với Cty chứ không phải là qhệ giữa thành viên của Cty với chủ nợ. Do Cty có tư cách pháp nhân nên chỉ có thể chịu trách nhiệm bằng tài sản của Cty. Các thành viên của Cty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Cty trong phạm vi số vốn góp vào Cty.
 12/ Cổ phần hóa đồng nghĩa với tư nhân hóa.
→ Sai.  
* Cổ phần hóa là quá trình chuyển các doanh nghiệp thuộc sở hữu N2 thành Cty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông. Hầu hết trong các DNNN,  khi cổ phần hóa N2 cũng luôn là 1 cổ đông ( giữ 1 số cổ phần I định trong Cty cổ phần, chỉ trừ các DN mà N2 không tham gia cổ phần). Trường hợp DNNN cổ phần hóa, mà N2 có cổ phần chi phối trong DN (cổ phần của N2 chiếm trên 50%  tổng số cổ phần của DN hoặc cổ phần của N2 ít I gấp 2 lần số cổ phần của cổ đông lớn I khác trong DN) thì DN đó thực chất vẩn ở trong sự kiểm soát của N2.
* Tư nhân hóa là quá trình chuyển các DN thuộc sở hữu của N2 thành các DN thuộc sở hữu tư nhân bằng cách bán toàn bộ cổ phần của DN thuộc sở hữu một phần hay hoàn toàn của N2 cho một số cá nhân hay một nhóm nhà đầu tư thông qua đấu thầu có tính cạnh tranh hay những người mua đã xác định trước.
 13/ Luật Doanh nghiệp không điều chỉnh tất cả các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.
→ Đúng.   Vì trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt nam hiện nay chỉ có 8 loại hình DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Luật Doanh nghiệp – ngày 12/6/99 chỉ điều chỉnh trực tiếp 4 loại hình Doanh nghiệp, đó là: DNTN; Cty cổ phần; Cty TNHH gồm 02 loại: Cty TNHH 1 thành viên, Cty TNHH có 2 thành viên trở lên; và Cty Hợp danh. Còn DNNN được điều chỉnh trực tiếp bởi luật DNNN – 26/11/03; DN tập thể (HTX) được điều chỉnh trực tiếp bởi luật Hợp tác xã – 26/11/03; DN liên doanh và DN 100% vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Đầu tư nước ngoài tại VN được sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000.
 14/ Cá nhân nước ngoài được phép thành lập DN tại Việt Nam.
→ Sai.   Vì chỉ có người nước ngoài thường trú tại Việt nam  mới có quyền thành lập DN tại Việt Nam theo qui định của luật Doanh nghiệp (K8, Đ9 - luật DN năm 1999 và K2, Đ8 của NĐ: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP).
 15/ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền thành lập DN tại Việt Nam theo quy định của luật DN.
→ Đúng.   (Theo K2, Đ8 của NĐ số: 03/2000/NĐ-CP và Đ9 - luật DN năm 1999).
 16/ Người kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề.
→ Đúng.   (Theo điểm e, K2, Đ6 của  NĐ: 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của CP).
 17/ Kinh doanh vàng đòi hỏi phải có vốn pháp định.
→ Đúng.   Vì đối với các DN kinh doanh ngành nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định tính đến ngày 31/12/99 là: KD vàng, KD tiền tệ tín dụng, KD dịch vụ bảo hiểm các loại, KD môi giới và bảo lảnh phát hành chứng khoán,....
 18/ Tài sản chung của vợ chồng được coi là tài sản của chủ Doanh nghiệp trong mọi trường hợp.
→ Sai.    Vì tài sản chung của vợ chồng được coi là tài sản của chủ DN khi việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận. (K3, Đ28 của luật HN & GĐ được ban hành ngày 9/6/2000 có hiệu lực từ ngày 1/1/2001.
 19/ Cty TNHH  2 thành viên là loại hình trung gian giữa Cty đối nhân và Cty đối vốn.
→ Đúng.  Vì Cty TNHH 2 thành viên là loại Cty nhỏ, số lượng thành viên ít và thường có sự quen biết nhau, mặc khác các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp, Cty TNHH có tư cách pháp nhân.
+ Cty TNHH 2 thành viên giống Cty đối nhân ở một số đặc điểm:
.- Các thành viên Cty có sự quen biết, tin cậy lẩn nhau. Trong Cty điều mà các thành viên quan tâm đến là nhân thân của mỗi người.
- Trong Cty hợp vốn đơn giản: Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn, còn thành viên nhận vốn chịu trách nhiệm vô hạn.
+ Cty TNHH 2 thành viên giống Cty đối vốn ở một số đặc điểm:
- Các thành viên Cty đối vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Cty trong phạm vi phần vốn góp vào Cty (trách nhiệm hữu hạn).
- Cty đối vốn có tư cách pháp nhân.
Æ Do đó, Cty TNHH 2 thành viên là Cty đối vốn nhưng mang tính chất "trọng nhân" hay chính xác hơn Cty TNHH 2 thành viên là loại hình trung gian giữa Cty đối nhân và Cty đối vốn.
 20 Người chưa thành niên không được góp vốn vào công ty.
→ Đúng.   Vì theo quy định tại K1, Đ10 của luật DN – 12/6/99 thì luật DN không cấm người chưa thành niên góp vốn vào DN. Tuy nhiên, các giao dịch lớn về tài sản của người chưa thành niên phải được thực hiện thông qua người giám hộ theo các quy định từ điều 67 - điều 83 của Bộ luật Dân sự - 28/10/95. Như vậy, người chưa thành niên không thể trực tiếp góp vốn vào DN mà phải thông qua người giám hộ. Khi đó, người giám hộ là người chịu trách nhiệm và thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc góp vốn. Theo quy định tại điều 79 - Bộ luật Dân sự thì việc góp vốn này còn phải được sự đồng ý của UBND xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú./

3 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Công ty TNHH 1 TV chịu trách nhiệm hữu hạn còn chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của công ty đúng hay sai

    Trả lờiXóa