Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Luật Hình Sự 2 so sánh


LUẬT HÌNH SỰ 2

Câu 1 : So sánh tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người với tội giết nhiều người ?
* Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường hợp kẻ phạm tội giết người đã sử dụng công cụ, phương tiện, phương pháp thủ đoạn và trong điều kiện cụ thể, phương pháp thủ đoạn đó có khả năng làm chết nhiều người.
Ví dụ : dùng lựu đạn ném vào trong khách sạn đang có đông người.
            * Giết nhiều người là trường hợp kẻ phạm tội cố ý cướp đoạt tính mạng từ hai người trở lên…
+ Giống nhau : đều là tình tiết tăng nặng thuộc về mặt khách quan của tội phạm.
+ Khác nhau :
            . Tội giết nhiều người thì bằng phương tiện thủ đoạn không bắt buộc hoặc không có tính nguy hiểm cao.
            . trong tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người thì cụ thể phương tiện, phương pháp thủ đoạn là dấu hiệu bắt buộc phải có tính nguy hiểm cao,
            . Tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra chỉ cần có khả năng làm chết nhiều người (không đòi hỏi phải thật sự gây ra chết nhiều người ).
+ Tội giết nhiều người thường bắt buộc phải có hai người chết trở lên thì mới áp dụng tình tiết tăng nặng.
* Hai tội này chỉ khác nhau ở mặt hậu qủa.

            Câu 2 : So sánh tội giết người chưa đạt với tội cố ý gây thương tích
            - Tội giết người chưa đạt là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật nhưng vì lý do khách quan mà nạn nhân không chết
            Ví dụ : dùng súng bắn những bắn trật...
- Tội cố ý gây thương tích là hành vi cố ý gây tổn thương cho sức khoẻ của người khác dưới dạng thương tích cụ thể như : chặt chân, chặt tay, chọc mù mắt, sẻo mũi, tai, môi, cắt lưỡi nạn nhân… Ví dụ : do mâu thuẫn với B, A đã dùng dao chặt đứt một chân của B.
+ Giống nhau : Chủ thể : là bất kỳ ai có năng lực TNHS
- ĐTTĐ là con người đang sống :
- Khách thể : đều xâm phạm đến quyền sống và bảo vệ tính mạng của con người.
+ Khác nhau : Mặt chủ quan : tội giết người chưa đạt là lỗi cố ý trực tiếp còn lỗi của tội cố ý gây thương tích cũng là lỗi cố ý nhưng có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
- Hậu quả tội giết người chưa đạt thì nạn nhân có thể có thương tích hoặc không có thương tích. Còn tội cố ý gây thương tích thì hậu quả là làm cho nạn nhân bị thương tích .
- Mặt khách quan : tội giết người chưa đạt người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội, còn tội cố ý gây thương tích thì hậu quả thương tích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
* Kết luận : Dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là nhận thức chủ quan và công cụ phương tiện phạm tội

Câu 3 : So sánh tội cưỡng dâm với tội hiếp dâm ?
            * Cưỡng dâm là h/vi người dùng thủ đoạn khiến người lệ thuộc vào họ hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với người đó
Ví dụ : A là nhân viên làm thất lạc hồ sơ của công ty, B là cấp trên của A và B biết A làm thất lạc hồ sơ nên b nói với A là cho B giao cấu B sẽ không kỷ luật A nên A đồng ý.
* Tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn của người phụ nữ bằng thủ đoạn dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác.
Ví dụ : A có hành vi hiếp dâm B
+ Giống nhau : Khách thể : đều xâm phạm đến quyền tự do tình dục.
Chủ thể : Đều là nam giới.
Chủ quan : Đều là hành vi cố ý trực tiếp.
+ Khác nhau :
- Mặt khách quan : hành vi của tội hiếp dâm là giao cấu trái ý muốn của nạn nhân nhưng hành vi trong tội cưỡng  dâm thì có sự đồng ý miễn cưỡng của người phụ nữ.
+ Thủ đoạn : tội hiếp dâm có thủ đoạn như dùng vũ lực, thủ đoạn khác. Còn tội cưỡng dâm thì thủ đoạn chỉ là uy hiếp, dụ dỗ (uy hiếp nhưng không có khả năng làm tê liệt ý chí của nạn nhân).
+ Nạn nhân trong tội hiếp dâm là không phải bị lệ thuộc, không phải trong tình trạng quẫn bách; còn nạn nhân trong tội cưỡng dâm là người bị lệ thuộc người phạm tội hoặc trong tình trạng quẫn bách
* Kết luận : Dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội. Tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn của người phụ nữ, tội cưỡng dâm có sự đồng ý miễn cưỡng của người phụ nữ.

            Câu 4 : so sánh tình tiết giết người để thực hiện tội phạm khác với tình tiết giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng khác?
            - Tội giết người để thực hiện tội phạm khác là trường hợp người phạm tội muốn thực hiện tội phạm khác nên đã giết nạn nhân.
Ví dụ : A muốn cướp xe máy của B nên A đã đâm chết B.
            -  Giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng khác là tình tiết tăng nặng thuộc thân nhân người phạm tội (ý thức coi thường pháp luật) người phạm tội giết người họ lại phạm tội nghiêm trọng khác
Ví dụ : Ngay sau khi giết chết M trên đường bỏ trốn A lại phạm tội hiếp dâm.
+ Giống nhau : về chủ thể, về hậu quả chết người
+ Khác nhau : Có 4 điểm khác nhau
- Tội giết người để thực hiện tội phạm khác là động cơ là dấu hiệu bắt buộc còn tội giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng khác nhân thân phạm tội không có động cơ bắt buộc.
- Tội giết người để thực hiện tội phạm khác có thể là nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng còn tội giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng khác thì bắt buộc là tội nghiêm trọng.
- Tội giết người để thực hiện tội phạm khác có thể chưa thực hiện được. Còn tội giết người mà ngay sau đó phạm tội ngiêm trọng khác thì tội đó được thực hiện.
- Trong tội giết người để thực hiện tội phạm khác trong khoảng thời gian giữa tội khác và tội giết người có thể ngắn, có thể dài không phải là dấu hiệu bắt buộc còn trong tội giết người mà ngay sau đó phạm tội nghiêm trọng khác thì khoảng thời gian giữa tội khác và tội giết người là rất ngắn, liên tục ngay sau khi giết người

            Câu5 : So sánh tội tham ô với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
- Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng vì phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Ví dụ : A là thủ kho của công ty X, A đã lén lúc lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu để làm tài sản riêng.
- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã sử dụng chức vụ của mình như một phương tiện để có thể thực hiện được hành vi lừa dối hoặc có thể để thực hiện hành vi đó một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
Ví dụ : A là thủ trưởng trong cơ quan, a đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình ra lệnh cho B là thủ kho phải giao cho A 10 tấn phân nếu không đưa A sẽ đuổi việc B.
Giống nhau : Khách thể : đều xâm phạm quan hệ sở hữu, hoạt động đúng đắn của cơ quan NN
+ Chủ thể : đều là người có chức vụ quyền hạn.
+ Mặt chủ quan : đều là lỗi cố ý trực tiếp.
+ Mặt khách quan : đều là tội cấu thành vật chất.
- Đều lợi dụng cức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
            Khác nhau :
            + ĐTTĐ : Tội tham ô thì tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý, còn tội lợi dụng chức vụ quyền hạn thì tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý.
            + Khách quan : Tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình quản lý một cách lén lút và gian dối. Còn tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đã lợi dụng chức vụ của mình chiếm đoạt do người khác quản lý bằng những thủ đoạn uy hiếp tinh thần, gian dối hoặc lợi dụng lòng tin…
+ Chủ thể : Tội tham ô thì chủ thể là người có chức vụ quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản còn chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt là bất kỳ ai có chức vụ nhưng không trực tiếp quản lý tài sản.
* Kết luận : Dấu hiệu quan trọng để thực hiện hai tội này chính là dấu hiệu thuộc về mặt khách của tội phạm.

            Câu 6 : So sánh tội trộm cắp tài sản XHCN với tội tham ô ?
- Tội trộm cắp tài sản XHCN là hành vi chiếm đoạt tài sản do người khác quản lý bằng thủ đoạn lén lút. Ví dụ : A đi qua hợp tác xã B thì thấy không có ai nên A vào trộm thóc.
- Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lơị dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản XHCN mà họ có trách nhiệm quản lý trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng vi phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Ví dụ : A là thủ kho của công ty X, A đã lén lút lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu làm tài sản riêng.
Giống nhau : Mặt chủ quan đều lỗi cố ý trực tiếp.
+ Khách thể đều xâm phạm quyền sở hữu XHCN
+ Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất
Khác nhau : ĐTTĐ : tài sản của tội trộm cắp là tài sản đang do người khác quản lý, còn tài sản của tội thâm ô thì do người phạm tội quản lý.
- Chủ thể : tội trộm cắp thì chủ thể là chủ thể thường (bất kỳ ai) còn chủ thể của tội tham ô thì là chủ thể đặc biệt (người có chức vụ quyền hạn).

Câu 7 : so sánh tội tham ô với tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
            - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản trong hợp đồng dân sự.
            - Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng vi phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
            Ví dụ : M là thủ kho của công ty X, M đã lén lút lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu đồng làm tài sản riêng.
            Giống nhau : ĐTTĐ : đều là tài sản  do chính người phạm tội quản lý.
+ Khách thể đều xâm phạm quan hệ sở hứu,
+ Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp
+ Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất
Khác nhau :
+ Chủ thể tội tham ô thì chủ thể là những người có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản . Định đoạt hoặc quản lý trên thực tế hoặc trên sổ sách gồm người đảm nhiệm chức vụ, đảm nhiệm công tác kinh tế, tài chính… Còn chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người được chủ tài sản tín nhiệm căn cứ vào hợp đồng dân sự mà các chủ tài sản đã ký.
- Mặt khách quan : trong tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý motä cách lén lút hoặc thủ đoạn gian dối. Còn trong tội lạm dụng tín nhiệm người phạm tội đã lợi dụng sự tín nhiệm của chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản trong hợp đồng dân sự.
* Kết luận : tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản do chính mình quản lý, còn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản bị chiếm đoạt là tài sản được giao trên cơ sở hợp đồng dân sự.

            Câu 8 : So sánh tội lạm dụng tín nhiệm với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân ?
- Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân là hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn.
Ví dụ : A là công an đã uy hiếp B là công dân buộc B phải nộp cho A 10 triệu còn không A sẽ bắt giam B
- Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản của công dân là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc 1 phần tài sản trong hợp đồng dân sự.
Giống nhau : Khách thể đều xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.
+ Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp
+ Mặt khách quan đều lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân.Đều là tội cấu thành vật chất
Khác nhau : ĐTTĐ : tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tài sản do người phạm tội quản lý, còn tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân thì tài sản do người khác quản lý
Chủ thể : tội lạm dụng tín nhiệm thì chủ thể là người được chủ tài sản tín nhiệm giao quản lý tài sản còn chủ thể của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn là chủ thể đặc biệt là người có chức vụ
Mặt khách quan : tội lạm dụng tín nhiệm người phạm tội đã thực hiện hành vi lạm dụng sự tín nhiệm của chủ tài sản chiếm đoạt toàn bộ hoặc 1 phần tài sản trong hợp đồng. Còn tội lạm dụng chức vụ quyền hạn người phạm tội đã lạm dụng chức vụ uy hiếp tinh thần chủ tài sản và gian dối để chiếm đoạt tài sản của công dân.
* Kết luận : tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người thì phạm tội đã chiếm đoạt tài sản mình được giao trên cơ sở hợp đồng (lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản). Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân thì người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình (chức vụ  quyền hạn được sử dụng như phương tiện để chiếm đoạt).

            Câu 9 : So sánh tội chiếm giữ trái phép với tội sử dụng trái pháp tài sản XHCN
            - Tội chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi không trả lại tài sản bị giao nhằm hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm do mình tìm được, bắt được
            - Tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử phạt hành chính.
Giống nhau : Khách thể đều xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhưng không có tính chiếm đoạt.
            Chủ thể : bất kỳ ai có năng lực TNHS.
            Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất.
Khác nhau :
- ĐTTĐ đối tượng của tội chiếm giữ trái phép la những tài sản không có người quản lý hoặc chưa có người quản ly.ù còn đối với của tội sử dụng trái phép là những tài sản mà việc sử  dụng không làm cho tài sản bị mất mát hoặc có thể đem lại cho người sử dụng những lợi ích vật chất.
- Hành vi phạm tội : hành vi của phạm tội sử dụng trái phép là hành vi sử dụng trái pháp luật. Còn hành vi của tội chiếm giữ trái phép là hành vi chiếm giữ trái pháp luật.
- Mặt chủ quan : lỗi của người phạm tội chiếm giữ trái phép là lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội biết tài sản có trong tay một cách ngẫu nhiên, biết mình có nhiệm vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan có nhiệm vụ nhưng lại mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình.
+ Lỗi của người phạm tội sử dụng trái phép là lỗi cố ý (có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp) người phạm tội biết mình có hành vi sử dụng trái phép tài sản và chỉ mong muốn sử dụng vì mục đích vụ lợi không mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình.
* Kết luận : Tội chiếm giữ trái phép tài sản thì hành vi phạm tội là hành vi chiếm giữ trái phép.
Ÿ Còn tội sử dụng trái phép là hành vi sử dụng trái phép “dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi của tội phạm”

            Câu 10 : So sánh tội môi giới hối lộ với người phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
- Tội môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận hoặc thực hiện sự thỏa thuận hối lộ.
- Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi không chỉ một cách làm tiền trái pháp luật mà còn cotội phạm thể xâm hại đến hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước – tổ chức.
Giống nhau : Chủ thể : đều là chủ thể thường
Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp
+ Tội môi giới hối lộ thì bất kỳ động cơ nào, còn tội lợi dụng ảnh hưởng thì với động cơ tư lợi.
- Khách thể : đều là các tội về chức vụ, là những quan hệ xã hội – XHCN đảm bảo sự hoạt động đúng đắn và uy tín của sơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Tiền và lợi ích của công dân.
Khác nhau :
- Mặt khách quan : người làm môi giới hối lộ luôn hành động theo yêu cầu của người khác, còn tội lợi dụng ảnh hưởng là tội cấu thành hình thức.
- Hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, người ảnh hưởng nhận tiền của hoặc mọi lợi ích vật chất khác của người có việc để cho mình, còn hành vi trong tội môi giới hối lộ người làm môi giới nhận của hối lộ để chuyển cho người có chức vụ quyền hạn.
* Kết luận : dấu hiệu để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội.

            Câu 11 : So sánh tội đưa hối lộ với tội nhận hối lộ
Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ của mình trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiến, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc dưới 500 ngàn nhưng vi phạm nhiều lần.
- Tội đưa hối lộ là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ quyền hạn có giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc dưới 500 ngàn nhưng vi phạm nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng và đề nghị người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình.
* Giống nhau :
- Mặt khách quan đều là tội cấu thành hình thức.
- Khách thể đều là các tội phạm về chức vụ.
- Mặt chủ quan đều là lỗi cố ý trực tiếp.
* Khác nhau :
- Chủ thể tội nhận hối lộ là người có chức vụ quyền hạn, còn tội đưa hối lộ là chủ thể thường.
- Mặt chủ quan : tội đưa hối lộ bất kỳ động cơ nào, còn tội nhận hối lộ động cơ tư lợi.
- Kết luận : dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này chính là hành vi đưa và nhận tiền, tài sản hoặc hiện vật khác.

            Câu 12 : So sánh tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
- Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc dưới 500 ngàn nhưng vi phạm nhiều lần.
- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với ngưới khác để trục lợi là hành vi lợi dụng chức vụ của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có trị giá từ 500 ngàn đến 10 triệu hoặc dười 500 ngàn nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
* Giống nhau :
- Khách thể : đều xâm phạm QHXH – XHCN
- Chủ thể : đều là người có chức vụ quyền hạn.
- Mặt chủ quan : đều là lỗi cố ý trực tiếp hay qua trung gian nhận tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào “đều là tội cấu thành hình thức”
* Khác nhau :
- Mặt khách quan : dấu hiệu bắt buộc của tội nhận hối lộ là phải có sự thỏa thuận trước giữa người nhận và người đưa hối lộ về của hối lộ cũng như về việc làm có lợi cho người đưa hối lộ, còn dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi là hành vi nhận tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác.
* Kết luận : dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội.

            Câu 13 : So sánh tội giết người đang thi hành công vụ với tội giết người vì lý do công vụ của nạn nhân.
- Tội giết người đang thi hành công vụ là trường hợp kẻ phạm tội biết rõ nạn nhân đang thi hành công vụ hợp pháp mà vẫn giết họ.
- Tội giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp kẻ phạm tội có động cơ cản trở hoặc trả thù nạn nhân thi hành công vụ.
* Giống nhau :
- Khách thể đều xâm quyền tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (quyền sống) đều là người thi hành công vụ hợp pháp.
- Mặt khách quan đều là tội cấu thành vật chất
- Mặt chủ quan : đều là lỗi cố ý
- Chủ thể : đều là chủ thể thường
* Khác nhau : tội giết người đang thi hành công vụ là nạn nhân đang thi hành công vụ và kẻ phạm tội cũng biết là nạn nhân đang thi hành công vụ, còn tội giết người vì lý do công vụ của nạn nhân thì giết nân nhân có thể xảy ra khi nạn nhân đang thi hành công vụ nhằm để cản trở hoặc nạn nhân đã thi hành công vụ để trả thù.
* Kết luận : dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là mục đích của việc phạm tội

            Câu 14 : So sánh tội hoạt động phỉ với tội bạo loạn
- Tội hoạt động phỉ là hành vi hoạt động vũ trang ở vùng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác nhằm chống chính quyền nhân dân và chống nhân dân.
- Tội bạo loạn là hành vi hoạt động vũ trang hay bạo lực có tổ chức nhằm chống lại chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
* Giống nhau :
- Khách thể đều xâm phạm ANQG
- Mặt khách quan đều có hành vi hoạt động vũ trang
- Chủ thể : là bất kỳ người nào đủ từ 16 tuổi trở lên Có năng lực TNHS.
- Mặt chủ quan : đều là lỗi cố ý trực tiếp
- Mục đích đều có mục đích chống chính quyền nhân dân
* Khác nhau : Địa điểm thực hiện hành vi hoạt động vũ trang
- Đối với tội bạo loạn thì bất kỳ nơi nào nhưng trong tội hoạt động phỉ bắt buộc ở vùng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu.
- Tính chất của hành vi hoạt động vũ trang trong tội bạo loạn là hành vi hoạt động được thực hiện dưới hình thức đồng phạm công khai trên quy mô lớn, còn trong tội hoạt động phỉ thì lẻ tẻ vài tên thậm chí 1 tên, có khi công khai nhưng thường là lén lút trên quy mô vừa và nhỏ.

            Câu 15: Phân biệt tội khủng bố với tội giết người
- Tội khủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe tự do thân thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội, hoặc công dân, nhằm chống chính quyền nhân dân.
- Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật.
* Phân biệt :
- Khách thể : tội khủng bố xâm phạm ANQG còn tội giết người xâm phạm quyền về nhân thân (quyền sống)
- Mặt khách quan tội khủng bố có hai hậu quả
+ Hậu quả trực tiếp là thiệt hại tính mạng của nhân viên Nhà nước.
+ Hậu quả gián tiếp là làm cho chính quyền suy yếu.
            Còn tội giết người thì có 1 dạng hậu quả là nạn nhân chết.
- Chủ thể : tội khủng bố là những người từ đủ 16 tuổi trở lên, còn tội giết người thì từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Mặt chủ quan tội khủng bố là lỗi cố ý trực tiếp còn tội giết người là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Mục đích tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân cùng tội giết người không nhằm chống chính quyền nhân dân.
- Kết luận : dấu hiệu đặc biệt để phân biệt hai tội này là mục đích phạm tội.

            Câu 16 : So sánh tội phá hoại CSVCKT của XHCN với tội phá hủy công trình ANQG
- Tội phá hoại CSVCKT của XHCN là hành vi phá hoại hoặc làm hư hỏng những giá trị vật chất thuộc các lĩnh vực ANQG, kinh tế – khoa học kỹ thuật, văn hóa và xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân.
- Tội phá huỷ công trình về ANQG là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình và phương tiện như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống tải điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi, các công trình quan trọng khác về ANQG, kinh tế khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân.
* Giống nhau :
- Khách thể đều xâm phạm tội phạm đến tài sản vật chất có vị trí quan trọng đối với ANQG.
- Mặt khách quan đều có giá trị vật chất
+ Đều có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng.
+ Hậu quả là đều làm cho đ/t td mất giá trị sử dụng
+ Đều có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại tài sản.
+ Đều có chung thủ đoạn như đốt cháy tháo vỡ
* Khác nhau :
- Chủ thể tội phá hoại cơ sở vật chất của CNXH thì chủ thể là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và từ 16 tuổi trở lên, còn tội phá huỷ công trình phương tiện quan trọng về ANQG thì chủ thể là bất kỳ ai có năng trách nhiệm hình sự và từ 14 tuổi trở lên.
- Mặt chủ quan : lỗi tội phá hoại thì lỗi là cố ý trực tiếp còn lỗi của tội phá huỷ thì lỗi có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Mục đích : tội phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân còn tội phá huỷ công trình phương tiện quan trọng về ANQG không có mục đích chống chính quyền nhân dân.
- ĐTTĐ : tội phá hoại quy định tại điều 79 Bộ luật hình sự có ĐTTĐ rộng hơn đối với tội phá huỷ quy định điều 94 BLHS (vì ĐTTĐ của tội phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN bao gồm ĐTTĐ của tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về ANQG quy định tại điều 94 cộng với tội cố ý làm hư hỏng tài sản XHCN quy định tại điều 138 BLHS).
* Kết luận : dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này chính là mục đích của việc phạm tội.

            Câu 17 : Phân biệt tội khủng bố với tội cố ý gây thương tích
- Tội khủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe tự do thân thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội, hoặc công dân, nhằm chống chính quyền nhân dân.
- Tội cố ý gây thương tích là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới những thương tích cụ thể.
Ví dụ : A do có mâu thuẫn với B nên A đã dùng dao đâm chặt tay B gây thương tích nặng cho B nhưng B không chết.
* Phân biệt :
- Khách thể : tội khủng bố xâm phạm đến ANQG còn tội cố ý gây thương tích xâm phạm đến quyền nhân thân.
- Mặt khách quan : tội khủng bố có hai dạng hậu quả
+ Hậu quả trực tiếp, với hậu quả gián tiếp
- Còn tội cố ý gây thương tích thì có 1 dạng hậu quả là gây thương tích cho nạn nhân.
- Chủ thể tội khủng bố là những người từ đù 16 tuổi trở lên còn tội cố ý gây thương tích từ đủ 14 tuổi trở lên.
- Mặt chủ quan : tội khủng bố là lỗi cố ý trực tiếp còn tội cố ý gây thương tích là lỗi cố ý trực tiếp, gián tiếp.
- Mục đích : tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân còn tội cố ý gây thương tích không chống chính quyền nhân dân.
* Kết luận : dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là mục đích của việc phạm tội

            Câu 19 : So sánh tội buôn lậu qua biên giới với tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
- Tội buôn lậu qua biên giới là hành vi đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trái phép nhằm mục đích buôn bán.
- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới không nhằm mục đích buôn bán.
* Giống nhau : ĐTTĐ : là tất cả hàng hóa tiền tệ chỉ trừ chất ma túy (theo 3 thông tư số 11 : 20/11/90, 02 : 20/03/93 và số 09 : 10/10/96).
- Khách thể : đều xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương và ANĐN của Nhà nước
- Mặt khách quan : người phạm tội đều có hành vi đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới quốc gia trái phép như : khai báo gian dối giả mạo giấy tờ ….
- Chủ thể : bất kỳ ai từ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự (vì đây là tội phạm nghiêm trọng phạm tội cố ý)
* Khác nhau : hai tội náy chỉ khác nhau ở mục đích phạm tội
+ Nếu đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nhằm mục đích buôn bán còn nếu đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới không nhằm mục đích buôn bán thì phạm tội vận chuyển trái phép.
* Kết luận : dấu hiệu đặc biệt quan trọng để phân biệt hai tội này là mục đích phạm tội.

Câu 20/ : So sánh tội vô ý gây TT  hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác (điều 108) và tội vô ý gây TT hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (điều 109)
            - Vô ý gây TT hoặc gây ...là h/vi của một người trực tiếp tác động đến người khác làm cho người này bị thương tật từ 31% trở lên vì lỗi vô ý do cẩu thả hoặc quá tự tin
            - Vô ý gây TT hoặc gây ...do vi phạm ....hoặc quy tắc hành chính là hành vi của người coi thường quy tắc nghề nghiệp, quy tăc h/chính thực hiện một cách cẩu thả hoặc tin tưởng là hậu quả không xaỷ ra nhưng thực tế đã dẫn đến hậu quả gây TT hoặc.... cho người khác
            * Giống nhau :
            - khách thể : quyền được bảo vệ sức khoẻ
            - mặt khách quan : h/vi vô ý, cả 2 tội đều có cấu thành vật chất đòi hỏi tỷ lệ thương tật phải 31% trở lên
            - chủ quan : đều lỗi vô ý
            * khác nhau :
            - chủ thể : chủ thể điều 108 là bất kỳ ai có năng lực TNHS đủ 16 tuổi trở lên. chủ thể của điều 109 phải là người làm nghề nghiệp nhất định mà nghề nghiệp đó đòi hải phải tuân theo quy tắc hành nghề theo quy định của NN
            - tội phạm được quy định tại điều 109 có mức hình phạt nặng hơn

Câu 21 : SS tội vu khống với tội làm nhục người khác
            - làm nhục người khác là h/vi của một người dùng lời nói hay hành động làm ảnh hưởng nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
            - Vu khống là h/vi bịa đặt hoặc đưa tin 1 chuyện xấu xa, không có thật để làm mất danh dự, uy tính của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
            * Giống :
            - Xâm phậm khác thể là nhân phẩm, dânh dự con người
            - lỗi cố ý trực tiếp
            - chủ thể bất kỳ ai có đủ năng lực TNHS và độ tuổi
            * khác :
            - h/vi khách quan : tội làm nhục người khác thể hiện ở h/vi dùng lời nói, cử chỉ thiếu văn hoá, lăng mạ xúc phạm danh dự..Còn tội vu khống thể hiện bằng h/vi phao tin bịa đặc, loan truyền tin biết rỏ là bịa đặt để làm giảm uy tín hoặc tung tin thất thiệt về tội phạm, tố cáo người khác phạm tội bằng tin bịa đặc

Câu 22 : SS tội cướp TS và tội cưỡng đoạt TS
            - cướp tài sản là dùng vũ lực, đe doạ dùng ngay tức kắc vũ lực hoặc có các h/vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng mất khả năng chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
            - Cưỡng đoạt TS là việc đe doạ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về TS nhằm chiếm đoạt TS
            * Giống nhau :
            - Xâm phạm khách thể là quyền sở hữu đ/v TS, xâm phạm lợi ích  nhân thân của con người
            - Lỗi cố ý trực tiếp, mục đích nhằm chiếm đoạt TS
            - Bất ký ai có năng lực TNHS
            * khác nhau :
            - tội cướp tài sản thực hiện bàng h/vi dùng vũ lực, đe doạ ngay tức khắc dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về TS lâm vào tình trạng không thể tự vệ được để chiếm đoạt TS. Còn tội cưỡng đoạt TS được thực hiện bằng h/vi đe doạ sẻ dùng vũ lực (đe doạ tương lai sẻ dùng vũ lực nếu bị hại khong giao nộp tài sản)  hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần, buộc người có trách nhiệm về TS phải giao nộp TS.
            - tội cướp TS có mức độ nguy hiểm hơn nên có hình phạt cao hơn

2 nhận xét: